Thúc đẩy và mở rộng nông lâm kết hợp theo hướng thị trường và các giải pháp phục hồi rừng cho vùng Tây Bắc Việt Nam – Hợp phần do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện

Dự ánThúc đẩy và mở rộng nông lâm kết hợp theo hướng thị trường và các giải pháp phục hồi rừng cho vùng Tây Bắc Việt Nam – Hợp phần do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện
Giám đốc dự ánViện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tài trợ / Hợp tácTrung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR) thông qua Trung tâm Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF)
Thời gian triển khai2017-2021
Tổng chi phí (USD)397.434 AUD
Tổng chi phí (VNĐ)6.629.415.436
Chi tiết
Địa điểm thực hiện:
Hà Nội, Điện Biên, Sơn La.
Mục tiêu của dự án:
Thúc đẩy và mở rộng các hệ thống nông lâm kết hợp theo hướng thị trường để cải thiện sinh kế và tăng cường quản lý rừng và cảnh quan.
Các kết quả chính:
(1) Xây dựng các mô hình NLKH tại tỉnh Sơn La, bao gồm: 10 ha mô hình thí điểm NLKH, 50 ha mô hình mở rộng các hệ thống NLKH, 02 vườn ươm cộng đồng; (2) Báo cáo kết quả nhân rộng các mô hình NLKH tại tỉnh Sơn La; (3) Tổ chức hai lớp tập huấn về kỹ thuật nhân giống cây ăn quả và cây lâm nghiệp; (4) Xây dựng các mô hình thử nghiệm phương pháp phục hồi rừng tại các tỉnh Sơn La và Điện Biên, bao gồm: 60 ha mô hình rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, 16 ha mô hình trồng làm giàu rừng, 4 ha mô hình cây lâm sản ngoài gỗ, trồng 20.000 cây phân tán; (5) Tổ chức 8 lớp tập huấn về khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng làm giàu rừng, trồng cây lâm sản ngoài gỗ và cây phân tán tại các tỉnh Sơn La và Điện Biên; (6) Báo cáo kết quả xây dựng các mô hình thử nghiệm phương pháp phục hồi rừng tại các tỉnh Sơn La và Điện Biên; (7) Xây dựng tóm lược chính sách đề xuất những khuyến nghị về phục hồi rừng; (8) Xây dựng tóm lược chính sách về sự giống và khác nhau của quá trình quy hoạch ngành và điểm đầu vào cho tích hợp NLKH và phục hồi rừng; (9) Báo cáo đánh giá thay đổi che phủ của cảnh quan và các động lực gây ra sự thay đổi ở các điểm nghiên cứu; (10) Báo cáo phân tích áp dụng quy hoạch cảnh quan tổng hợp, bài học kinh nghiệm và kiến nghị cho việc áp dụng rộng rãi; (11) Báo cáo khung thể chế và hệ thống theo dõi, giám sát trong quản lý cảnh quan tổng hợp dựa trên cây thân gỗ.
[logo-slider]