Phương pháp đánh giá các nguồn gỗ củi

Thu thập số liệu sơ cấp và đánh giá bất kỳ nguồn tài nguyên nào cũng là một hoạt động tốn kém tiền bạc và thời gian. Trong nhiều trường hợp, những người tham gia vào những hoạt động này cần phải được đào tạo. Vì gỗ củi nói chung là một loại hàng hoá phi thương mại nên việc sản xuất, nguồn cung cấp, phân phối và tiêu thụ chủ yếu hạn chế ở lĩnh vực không chính thức. Không giống như các nhiên liệu địa khai và điện, hầu như không có sổ sách kế toán việc mua bán hoặc hoá đơn để từ đó lấy được các số liệu về sản xuất hoặc mua bán. Loại và hình dáng gỗ củi (gỗ, gỗ phế liệu, cành nhánh) rất khác nhau nên hầu như không thể đánh giá chính xác được việc tiêu thụ và sản xuất gỗ củi…. Nguồn cung cấp thì từ nhiều nguồn: từ rừng, từ đất không có rừng (cây trồng trên đất công cộng, cây bụi, cây bên đường, đất trang trại hoặc vườn nhà, ….). Người tiêu thụ có thể nhận được gỗ củi từ một hoặc kết hợp của nhiều nguồn và khó xác định chính xác số lượng từ mỗi nguồn là bao nhiêu. Người sử dụng thường có xu hướng nói dối nếu như gỗ củi được thu hái bất hợp pháp từ rừng vì sợ bị truy tố. Rồi có nhiều sự thay đổi linh hoạt trong cung cầu gỗ củi; người ta có thể điều chỉnh các nguồn có sẵn. Số lượng gỗ củi được sử dụng trong một năm và trong những giai đoạn khác nhau của một năm có thể rất khác nhau trong cùng một khu vực phụ thuộc vào việc cung cấp. Hiện nay, có một số thông tin về tiêu thụ gỗ củi nhưng sự hiểu biết về sản xuất và nguồn thì rất hạn chế và không thể tin cậy được. Hầu hết các nghiên cứu về gỗ củi tập trung vào tiêu thụ còn nguồn cung cấp thì rất ít được chú ý. Một số nghiên cứu đã đánh giá nguồn gỗ củi trên cơ sở những giả thiết không đầy đủ và thường sử dụng các mô hình điều tra rừng truyền thống. Một vài nghiên cứu về gỗ củi đã ứng dụng cách tiếp cận dùng bảng các câu hỏi để đánh giá nguồn bằng cách hỏi người tiêu dùng về nguồn cung cấp gỗ củi.

Cần lưu ý rằng gỗ củi không chỉ bao gồm gỗ từ thân cây mà cả cành ngọn, thậm chí ở những nơi hiếm nhiên liệu. Do đó, việc sản xuất gỗ củi gần như dùng toàn bộ sinh khối cây. Sản xuất gỗ củi có thể bằng cách tỉa cành và chặt ngọn hoặc thu nhặt những cành khô và thường không cần phải chặt hạ cây. Do đó các mô hình điều tra truyền thống được xây dựng để đánh giá khối lượng thương mại của cây không áp dụng được. Những mô hình cần được xây dựng để đánh giá phần sinh khối có khả năng sử dụng làm gỗ củi của cây để tính toán lượng gỗ củi từ rừng tự nhiên và rừng trồng. Mặc dù các nghiên cứu về sinh khối đã được làm cho nhiều loài trồng lấy củi và cả rừng tự nhiên nhưng chỉ cho mục đích thí nghiệm nên không thể dùng những kết quả của nghiên cứu này để đánh giá việc sản xuất gỗ củi từ các diện tích rừng quy mô lớn. Vì gỗ củi được thu lượm từ những vùng lân cận các trung tâm dân cư chứ không phải từ những khu rừng thực sự nên gỗ củi ở những khu rừng ở xa, những khu rừng không thể lấy ra được cũng như ở những khu rừng cấm vẫn còn nguyên vẹn. Thêm vào đó, ở ấnĐộ còn có 87 vườn quốc gia với tổng diện tích 4,06 triệu ha không được phép thu hái gỗ củi. Do đó khi đánh nguồn cung cấp gỗ củi, không thể tính cả những diện tích này.

ởmột số quốc gia, khá nhiều gỗ củi được sản xuất từ cây phân tán. Cây trồng phân tán, đặc biệt ở những hệ thống nông lâm kết hợp thay đổi theo những điều kiện lập địa khác nhau và có tính cạnh tranh hơn cây ở rừng tự nhiên và rừng trồng. Hình thái những cây này khác ở rừng tự nhiên; thường phát triển cành tán xum xuê. Tán cây thường chiếm từ 30-50% tổng sinh khối. Tỷ lệ tăng trưởng của chúng cũng rất khác so với rừng tự nhiên và rừng trồng. Các mô hình đánh giá khối lượng riêng biệt nên được xây dựng đối với cây này theo mẫu phi cấu trúc. Một cách tương tự, những nghiên cứu về tăng trưởng nên được tiến hành bằng cách bố trí những cây mẫu lâu dài hoặc những đám cây trên các hàng của các ô định vị và định kỳ đo đếm chúng.

Mặc dù cây phân tán ở những vùng nông thôn là nguồn gỗ củi đáng kể, nhưng hầu hết các quốc gia đều thiếu sự hiểu biết về mức độ của sự đóng góp này. Đây là một nguồn rất quan trọng để đánh giá việc cung cấp bền vững gỗ củi ở những nước đang phát triển, nhưng một phương pháp chuẩn vẫn chưa được xây dựng. ấnĐộ Và Bănglađes đã sử dụng phương pháp điều tra hiện trường lấy làng và hộ gia đình làm đơn vị mẫu. ởPakistan và Srilanka, công nghệ viễn thám được kết hợp với đo đếm ở hiện trường. ởKenia, phương pháp được ưa thích là quy trình mẫu 2 giai đoạn: ảnh hàng không được sử dụng ở giai đoạn 1 và đo đếm hiện trường ở giai đoạn 2. Việc kết hợp công nghệ viễn thám và GIS với điều tra hiện trường tỏ ra là sự lựa chọn tốt nhất. ảnhhàng không tỷ lệ lớn (1:10.000 hoặc 1:5000) hoặc số liệu vệ tinh có thể được sử dụng để đo các thông số của cây nhưng điều này sẽ phải tính đến chi phí và thời gian Singh (2000) đã gợi ý sử dụng làng là đơn vị mẫu để điều tra hiện trường có hiệu quả và trong khi đánh giá trữ lượng và tăng trưởng thì những cây đóng vai trò môi trường ở các vùng đô thị (cây bên đường, công viên, trong vườn,…) không nên tính đến.

Để hiểu nguồn cung cấp gỗ củi thực tế, các điều tra viên phải quan sát dòng gỗ củi tới hộ gia đình, tới những hộ tiêu thụ khác và các trung tâm phân phối trong 1 thời gian dài (có thể trong một năm) để bao quát được sự biến đổi theo mùa hơn là dựa vào bảng câu hỏi.

Tóm lại, cần xây dựng những mô hình mới để đánh giá sinh khối gỗ củi của cây từ rừng tự nhiên và rừng trồng cũng như mô hình đánh giá trữ lượng đối với cây phân tán. Những tiềm năng của cây phân tán có thể được đánh giá bằng cách kết hợp những công nghệ mới với điều tra rừng truyền thống. ởnhững khu rừng cấm và không thể lấy ra được cũng như những cây cung cấp những lợi ích môi trường thì không nên đánh giá là nguồn gỗ củi.

Nguyễn Chí Trung

Lược dịch “Wood Energy News”Vvl.16 N0 2 July 2001

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]