Phân tích vị thế quản lý rừng thuộc quyền sử dụng của thôn/bản ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam

Phần giới thiệu chung

1. Đặt vấnđề

Theo kết quả của 2 cuộc Hội thảo quốc gia năm 2000 và 2001 về LNCĐ do Tổ công tác quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng (WG-CFM) tổ chức, cho thấy rừng thôn/bản với các kiểu quản lý khác nhau đã xuất hiện, tồn tại trên thực tế từ lâu như­ một thực thể khách quan và đã đóng góp một phần nhất định vào quá trình phát triển lâm nghiệp Việt Nam. Nhưng về mặt pháp lý, hiện nay thôn/bản chư­a đư­ợc Nhà nư­ớc xác định là đối tư­ợng được giao đất lâm nghiệp.

Tổ nghiên cứu dự thảo bổ sung, sửa đổi Luật Bảo vệ và phát triển rừng đã đề nghị:thôn/bản cũng là một trong các đối tư­ợng đư­ợc giao đất lâm nghiệp như hộ gia đình, cá nân và tổ chức.

Vì vậy một nghiên cứu, phân tích vị thế và các loại hình/kiểu quản lý rừng thôn/bản (RTB) trong quá trình phát triển lâm nghiệp Việt Nam là cần thiết, có ý nghĩa để góp phần minh chứng cho đề xuất “thôn/bản là đối tư­ợng đư­ợc giao đất lâm nghiệp” là khách quan, phù hợp với tình hình thực tiễn và xu thế phát triển quản lý rừng Việt Nam. Và cung cấp thêm thông tin có sở khoa học và thực tiễn góp phần phát triển khuôn khổ chính sáchnhằm khuyến khích phát triển các hình thức quản lý rừng thích hợp, bao gồm cả quản lý rừng thôn/bản.

2. Mục đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1 Mục đích

Phân tích cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) về các vấn đề sau:

  1. Vị thế của quản lý rừng thôn bản trong tổng thể cấu trúc quản lý rừng ở Việt Nam (cùng với các loại hình quản lý rừng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân). Và chứng minh được hiệu quả của quản lý rừng thôn/bản.
  2. Đánh giá các kiểu quản lý rừng thôn/bản phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa ph­ương (đặc điểm về tự nhiên, kinh tế-xã hội, bao gồm cả tập quán dân tộc…). Và tác động cụ thể của các chính sách trung ư­ơng và địa phư­ơng.
  3. Tính tất yếu, khách quan việc thôn/bản là một trong các đối tư­ợng được Nhà nước giao đất lâm nghiệp (chứng minh đư­ợc trong những điều kiện nhất định nào đó quản lý rừng thôn/bản là có hiệu quả).

2.2. Nội dung nghiên cứu

A. Vị thế của rừng thôn bản

  1. Tỷ trọng diện tích rừng thôn bản đang quản lý trong tổng diện tích lâm nghiệp địa phương? (xã, huyện, tỉnh điều tra) tỷ lệ so với rừng do hộ gia đình được giao, khoán và rừng do các tổ chức khác được giao quản lý? Loại rừng gì: phòng hộ, đặc dụng, sản xuất? Rừng tự nhiên, rừng trồng, đất trống? Vị trí phân bố phổ biến các khu rừng thôn bản?
  2. Lý do vì sao lại không chia/giao những khu rừng này cho hộ gia đình? (khó chia cho công bằng; mục đích sử dụng vì lợi ích công cộng: nguồn nước, chống gió bão, hỗ trợ lâm sản gia dụng, gỗ dùng cho các công trình công cộng; kinh doanh công cộng…. tập quán truyền thống, tín ngưỡng, tâm linh….)
  3. So sánh ưu nhược điểm của quản lý rừng thôn bản với các kiểu quản lý rừng hiện có ở địa phương: rừng hộ gia đình, lâm trường, Ban QLR, rừng còn do kiểm lâm quản lý…. Trong những điều kiện nào thì hình thức quản lý rừng cộng đồng có ưu thế: tự nhiên, kinh tế xã hội, nhân văn, tập quán…
  4. Quan điểm, chính sách của huyện, tỉnh đối vớiquản lý rừng thôn bản.
  5. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu điểm về Rừng thôn bản của WG-CFM, tài liệu hội thảo về lâm nghiệp cộng đồng và của các dự án đã có, đối chiếu, so sánh với nghiên cứu thực tế ở 1 tỉnh để rút ra các nhận định chung về vị thế quản lý rừng thôn bản ở nước ta
  6. Xu thế phát triển/diễn biến quản lý rừng thôn bản: + những nhân tố chính hình thành rừng thôn bản; + dự báo những xu thế biến động của những nhân tố đó, như: vị trí cấp thôn bản, năng lực cán bộ thôn bản, nhận thức của cư dân đối với rừng, chính sách của trung ương và địa phương đối với kiểu quản lý rừng thôn bản…

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]