Dương Tiến Đức, Cao Chí Khiêm
Bùi Thanh Hằng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình công nghiệp hoá cộng với sự lạm dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên trong quá khứ đã khiến trái đất có những biểu hiện suy tổn: sự nóng lên của trái đất, thủng tầng ô-zôn, cạn kiệt nguồn nước ngầm… Hiện tại, các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực cộng tác để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo vệ trái đất, trong đó Nghị định thư Kyoto ra đời tháng 12 năm 1997 với điểm quan trọng nhất là việc ấn định các chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính càng thể hiện sự quyết tâm trên. Trong các cơ chế của Nghị định thư Kyoto, cơ chế phát triển sạch (CDM – Clean Development Mechanism) có liên quan nhiều nhất đến các nước đang phát triển. Các dự án CDM và liên quan của nó đến các “dự án tiềm năng trong lâm nghiệp, thay đổi sử dụng đất” tuy mới ra đời nhưng đã có những hiệu quả nhất định sẽ mở ra cơ hội cho các nước trên hướng tới sự phát triển bền vững. Trong những khâu của các dự án trên, công việc tính toán sinh khối và các giá trị carbon có liên quan là hết sức cần thiết. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi xin giới thiệu phần mềm CO2FIX Version 3.1 do nhóm các tác giả thuộc nhóm nghiên cứu về quản lý tài nguyên rừng và sinh thái rừng – Trường đại học tổng hợp Wageningen – Hà lan phát triển trong khuôn khổ của Dự án CASFOR II – tài trợ bởi chương trình của Uỷ ban Châu Âu INCO2 (ICA4 – 2001 – 10100), Bộ Nông nghiệp – Quản lý thiên nhiên và Thuỷ sản của Hà Lan và Hội đồng Quốc gia về Khoa học – Công nghệ của Mêhicô thông qua dự án 32715 – N. Phần mềm này sẽ góp phần vào việc tính toán sinh khối – giá trị carbon của rừng cho các nhà lâm nghiệp Việt Nam và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến lĩnh vực này.
Từ khoá: trồng cây – gây rừng, nông lâm kết hợp, công nghệ sinh học, sinh khối, tính toán giá trị các bon, nghị định thư Kioto.
TỔNG QUAN
Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Có nhiều công trình nghiên cứu xây dựng mô hình và tính toán giá trị Các bon cũng như các giá trị của rừng, có thể kể đến một số kết quả tiêu biểu sau:Liebig, J (1862) lần đầu tiên đã định lượng về sự tác động của thực vật tới không khí và phát triển thành định luật “tối thiểu”. Mitscherlich, E.A (1954) đã phát triển luật tối thiểu của Liebig, J. thành luật “năng suất”.Lieth, H. (1964) đã thể hiện năng suất trên toàn thế giới bằng bản đồ năng suất, đồng thời với sự ra đời của chương trình sinh học quốc tế “IBP” (1964) và chương trình sinh quyển con người “MAB” (1971) đã tác động mạnh mẽ tới việc nghiên cứu sinh khối. Những nghiên cứu trong giai đoạn này thường tập trung vào các đối tượng đồng cỏ, savan, rừng rụng lá, rừng mưa thường xanh.Canell, M.G.R (1982) đã công bố công trình “sinh khối và năng suất sơ cấp rừng thế giới” trong đó tập hợp 600 công trình đã được xuất bản về sinh khối khô thân, cành, lá và một số thành phần, sản phẩm sơ cấp củ hơn 1200 lâm phần thuộc 46 nước trên thế giới.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Nghịch lý cây bản địa
- Một số loài nứa (schizostachyum) mới của Việt Nam
- Kết quả nghiên cứu ứng dụng Công nghệ RHIZOBIUM cho keo lai, keo tai tượng tại vườn ươm và rừng trồng
- Khả năng hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam
- Một số giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ở Việt Nam