Đoàn Thị Mai, Lê Sơn
Nguyễn Thị Mỹ Hương, Lương Thị Hoan và các cộng tác viên
Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừngViện
Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Xoan ta (Melia azedarach Linn) là loài cây bản địa, mọc nhanh đã được biết đến và gây trồng ở nước ta theo kinh nghiệm dân gian từ lâu. Xoan ta có gỗ màu nâu nhạt, mềm nhẹ, ít mối mọt, vì vậy gỗ Xoan đã được dùng nhiều trong xây dựng. Trước nhu cầu lớn về gỗ, cùng với đó gỗ rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm thì gỗ Xoan trở nên có giá trị được người dân trồng nhiều và tập trung. Chính vì vậy, Xoan ta đã được xác định là cây trồng rừng sản xuất chủ yếu của 6 trên 9 vùng sinh thái lâm nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp &PTNT, 2005).
Đến nay các nghiên cứu về Xoan ta chưa nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu về chọn giống và nhân giống. Xoan ta mới chỉ được trồng chủ yếu là từ hạt của các cây sẵn có ở địa phương nên năng suất và phẩm chất gỗ Xoan còn rất hạn chế.Đối với nhiều loài cây trồng rừng giá trị cao hiện nay phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng giâm hom đã được coi là phương pháp nhân giống hiệu quả cao và được áp dụng phổ biến với nhiều loại cây và nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta giâm hom đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi với nhiều loại cây như keo, bạch đàn, thông
Đứng trước giá trị của cây Xoan ta cùng với nhu cầu về gỗ thì vấn đề nghiên cứu mở rộng nhân giống, gây trồng loài Xoan ta là rất cấp thiết, các nghiên cứu về chọn giống và nhân giống sinh dưỡng cho Xoan ta đã bước đầu được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng. Sau 2 năm thực hiện các thí nghiệm về nhân giống cho đối tượng này bằng phương pháp ghép và giâm hom đã cho những kết quả bước đầu.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học công nghệ lâm nghiệp khu vực phía Bắc trang 65-71 )
Tin mới nhất
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống Mắc ca thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia”;
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống Bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc”.
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây rừng (Năm 2023).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”.
Các tin khác
- Tiềm năng phát triển giống bạch đàn lai nhân tạo cho trồng rừng kinh tế
- Một số kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh thái, vật hậu, kỹ thuật nhân giống cây Thanh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston)
- Nghiên cứu nhân giống vô tính cây Cóc hành và cây Trôm phục vụ trồng rừng vùng khô hạn
- Đặc điểm sinh lý hạt giống Dầu rái và phương pháp bảo quản
- Nghiên cứu sử dụng chất kích thích ra rễ để giâm hom cây Trôm vùng khô hạn