Nhân giống sinh dưỡng và xây dựng mô hình trồng một số dòng keo lá tràm (Acacia auriculiformis) mới tuyển chọn

Đoàn Thị Mai, Lê Sơn, Ngô Thị Minh Duyên Lương Thị Hoan và các cộng tác viên

Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừngViện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Keo lá tràm (A. auriculiformis A Cun. Ex Benth), phân bố tự nhiên ở Ôxtrâylia, Papua New Guinea và Indonesia. Gỗ có tỷ trọng từ 0,5 đến 0,6, là loài cây có chứa nhiều nốt sần ở rễ do đó nhiều nơi đã dùng Keo lá tràm như là một trong những loài cây tiên phong để cải tạo đất trống đồi núi trọc rất hiệu quả.

Chu kỳ kinh doanh của Keo lá tràm thường từ 8 đến 12 năm. Ở nước ta hiện nay, Keo lá tràm được coi là loài cây trồng rừng chủ yếu, gỗ được dùng làm nguyên liệu giấy sợi, vật liệu xây dựng và đóng đồ gia dụng, đồ mỹ nghệ… Do gỗ có vân đẹp và có mầu phù hợp nên có nơi gọi là “Cẩm lai giả” (Lê Đình Khả, 1993). Kết quả khảo nghiệm xuất xứ cho thấy chỉ có một số ít là có sinh trưởng nhanh rõ rệt, một số khác có khả năng chịu đựng khá tốt đối với hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng lại sinh trưởng kém, nhiều cành nhánh (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1997); vì vậy, việc chọn những cá thể ưu trội có, sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt và khảo nghiệm dòng vô tính để xác định tính ổn định di truyền của chúng là một trong những biện pháp góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng loài cây này.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp khu vực phía Bắc trang 72-81)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]