Đinh Công Trình
Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp vùng Tây Bắc
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ trước tới nay và trong tương lai tài nguyên tre trúc phong phú của nước ta vẫn đóng một vai trò hết sức quan trong trong việc phát triển kinh tế xã hội. Tây Bắc có hàng chục loài tre cho măng với chất lượng cao. Có loài được coi là đặc sản của vùng Tây Bắc như Mạy lay, Mạy bói, Mạy bó, Mạy hốc…. đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn của đồng bào các dân tộc và là nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình. Nhưng do tập quán canh tác nên người dân chưa ý thức được việc gây trồng và các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất nên nguồn cung cấp măng cho thị trường chủ yếu là lợi dụng từ rừng tự nhiên.
Để giải quyết vấn đề, nhiều nước đã nghiên cứu tuyển chọn một số loài có năng suất cao để gây trồng tập trung thành các vùng nguyên liệu có năng suất và chất lượng cao, chu kỳ khai thác lâu dài và ổn định điển hình là Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan.Để từng bước giải quyết nhu cầu giống phục vụ cho công tác trồng rừng tập trung thì việc nghiên cứu phương pháp nhân giống vô tính (giâm hom cành) trở nên cần thiết. Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp vùng Tây Bắc đã tiến hành thực hiện đề tài ” Nghiên cứu kỹ thuật trồng thâm canh một số loài tre bản địa lấy măng ở Tây Bắc”.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Hai loài tre bản địa cho măng có giá trị cao là Mạy lay, Mạy bói
2. Phương pháp nghiên cứu
– Xác định các loài tre cho nghiên cứu bằng phương pháp kế thừa tài liệu, chuyên gia tư vấn và phương pháp cho điểm.
– Khảo sát thu thập kiến thức bản địa cho 2 loài tre nghiên cứu về một số vấn đề sau: Nhu cầu thị trường, thị hiếu và sở thích của người dân, tình hình gây trồng, thu hái chế biến ở Sơn La bằng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) trong đó sử dụng các công cụ: Phỏng vấn định hướng và bán định hướng.
– Phương pháp sinh thái thực nghiệm để nghiên cứu đánh giá khả năng ra rễ của 2 loài tre lấy măng bản địa.
– Xử lý số liệu bằng thống kê toán học trong lâm nghiệp với sự trợ giúp của phần mền Excel.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp khu vực phía Bắc trang 94-98)
Tin mới nhất
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống Mắc ca thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia”;
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống Bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc”.
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây rừng (Năm 2023).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”.
Các tin khác
- Nghiên cứu phát triển cây xanh bốn mùa để phục vụ đô thị hóa
- Nhân giống Tai chua bằng phương pháp ghép
- Nhân giống sinh dưỡng và xây dựng mô hình trồng một số dòng keo lá tràm (Acacia auriculiformis) mới tuyển chọn
- Nhân giống Xoan ta bằng phương pháp giâm hom và ghép cây mầm
- Tiềm năng phát triển giống bạch đàn lai nhân tạo cho trồng rừng kinh tế