Nguyễn Thanh Sơn
Đặng Văn Thuyết
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định vùng trồng Bạch đàn Urô (E. urophylla) thích hợp cho vùng Bắc Trung Bộ để cung cấp gỗ lớn. Các nhóm nhân tố được xem xét để xác định điều kiện vùng gây trồng là khí hậu, địa hình, đất đai phù hợp với yêu cầu sinh thái của loài cây. Kết quả cho thấy Bạch đàn Urô có thể gây trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với diện tích thích hợp 977.605ha chiếm 19,0%, diện tích có thể mở rộng 1.827.765ha chiếm 35,6% và ít thích hợp 2.327.948ha chiếm 45,3%.
Từ khoá: Xác định vùng trồng, bạch đàn Urô, vùng Bắc Trung Bộ.
MỞ ĐẦU
Theo định hướng Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006-2020, cần trồng mới 2,5 triệu ha rừng để đáp ứng được nhu cầu gỗ nguyên liệu trong nước 20-24 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn) và nâng cao độ che phủ của rừng toàn quốc lên 47%
Trong thời gian qua, việc gây trồng thử nghiệm bạch đàn Urô ở vùng Bắc Trung Bộ đã đem lại kết quả ở một số nơi, song ở một số địa phương năng suất rừng trồng Bạch đàn Urô thấp. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó là việc xác định điều kiện vùng gây trồng chưa được xem xét một cách có cơ sở khoa học. Để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, nghiên cứu này được đưa ra nhằm xác định điều kiện vùng gây trồng thích hợp cho loài Bạch đàn Urô cung cấp gỗ lớn ở vùng Bắc Trung Bộ. Đây cũng chính là một phần trong đề tài “Nghiên cứu hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo, bạch đàn và Thông caribea cung cấp gỗ lớn, 2006-2010” do TS Đặng Văn Thuyết làm chủ nhiệm.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nhân giống cho một số dòng Tếch có năng suất cao mới được tuyển chọn
- Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Lâm trường Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
- Kết quả xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng Thông đuôi ngựa thuần loài và Thông đuôi ngựa xen Keo tai tượng ở vùng dự án KFW1
- Kết quả giâm hom Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis) và Trà hoa vàng Sơn Động (Camellia euphlebia)
- Đánh giá nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ (LSNG) tại vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống