Hà Tiến Mạnh, Nguyễn Bảo Ngọc
Phòng Nghiên cứu Chế biến Lâm sản
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Đước (Rhizophora apiculata) là loài cây gỗ rừng ngập mặn, tập trung chủ yếu ở Cà Mau, Bến Tre và TP. Hồ Chí Minh. So với gỗ rừng trồng khác (keo, bạch đàn, thông), gỗ Đước có nhiều tính chất cơ lý tốt hơn. Tuy nhiên, hơn 70% tổng sản lượng gỗ khai thác chỉ được sử dụng để hầm than nhiên liệu. Than gỗ Đước sản xuất theo phương pháp truyền thống có nhiệt lượng 28.000KJ/Kg, hàm lượng Cacbon khoảng 70% có thể nghiên cứu để sản xuất than hoạt tính sử dụng trong công nghệ tẩy màu, khử mùi, lọc nước, lọc khí…Để xây dựng quy trình công nghệ sản xuất than hoạt tính từ than gỗ Đước, đề tài đã tiến hành nghiên cứu xác định 3 thông số chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng than hoạt tính: nhiệt độ, thời gian và tác nhân hoạt hoá. Chỉ số phân tích cho thấy rằng than hoạt tính gỗ Đước có khả năng hấp phụ tốt tương đương với các loại than có chất lượng cao trên thị trường hiện nay như than hoạt tính từ gáo Dừa Trà Bắc, than Novis của Hà Lan.
Từ khoá: Than hoạt tính, Đước
ĐẶT VẤN ĐỀ
Than hoạt tính được phát hiện và sử dụng từ rất sớm, là một trong những vật liệu hấp phụ được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như khai thác chế biến dầu mỏ, công nghiệp dệt, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, xử lý môi trường… Ngày nay, nhờ sự phát triển của các ngành khoa học mà than hoạt tính càng được nghiên cứu sâu về tính chất, phương pháp điều chế, được nâng cao chất lượng và đặc biệt là việc mở rộng phạm vi ứng dụng của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ở nước ta, nguyên liệu để sản xuất than hoạt tính bao gồm: than mỏ, than gỗ, than tre và than các loại vỏ quả, hạt,… Qua khảo sát thấy rằng, than gỗ Đước có những ưu điểm và tính chất nổi trội so với nguyên liệu khác để làm than hoạt tính như: có độ sạch cao (hàm lượng tro thấp), hàm lượng các bon cao, nhiệt lượng cao. Bên cạnh đó, hàm lượng chất bốc lớn rất thuận lợi cho quá trình hoạt hóa vì chất bốc thoát ra hình thành các kẽ nứt ban đầu. Tuy nhiên, cho đến nay công nghệ sản xuất than hoạt tính từ than gỗ cây Đước chưa được nghiên cứu. Để sử dụng nguồn tài nguyên rừng ngập mặn có hiệu quả thì việc nghiên cứu chế tạo than hoạt tính từ các sản phẩm trên là một việc rất cần thiết và quan trọng.
(Trang 1281-1286)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, thời gian ngâm polyetylenglycol (Peg-600) đến ổn định của gỗ Mỡ biến tính
- Lựa chọn môi trường nhận nuôi nấm Metarhizium để diệt mối Odontotermes Angustignathus Tsai Etchen hại cây con lâm nghiệp
- Kết quả điều tra kinh nghiệm sử dụng cây cỏ dùng làm thuốc của đồng bào Thái xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
- Đánh giá sinh trưởng của Mây nếp trồng trong vườn hộ và dưới tán rừng Bắc Kạn