Bùi Duy Ngọc
Phòng Nghiên cứu Chế biến Lâm sản
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Rừng Tràm có diện tích và trữ lượng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên hiện nay giá trị sử dụng của gỗ Tràm chưa cao. Việc nghiên cứu sử dụng gỗ Tràm (Melaleuca cajuputi) làm nguyên liệu sản xuất ván MDF là cần thiết. Gỗ Tràm có các chỉ tiêu chính như hàm lượng cellulose lớn hơn 30(%), kích thước xơ sợi dài, mịn tương đương với gỗ bạch đàn và gỗ Keo lai, nhiệt độ hóa mềm từ 1400C đến 2000C và thời gian hóa mềm từ 4 phút đến 90 phút đều ở trạng thái có thể phân ly tạo sợi, sợi tạo ra từ gỗ tràm là nguyên liệu sợi rất tốt. Từ đó sử dụng gỗ Tràm làm nguyên liệu để sản xuất ván MDF có tính khả thi rất cao. Chế độ phân ly tạo sợi từ gỗ Tràm là nhiệt độ phân ly 1800C, thời gian phân ly 8 phút thì chất lượng ván MDF gỗ Tràm là tốt nhất.
Từ khóa: Gỗ Tràm, ván MDF.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển sản xuất ván sợi là một trong những hướng chủ yếu sử dụng tổng hợp có hiệu quả gỗ. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo nói chung, công nghiệp sản xuất ván sợi có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, công nghiệp sản xuất ván sợi càng phát triển thì đồng hành với nó là nhu cầu nguyên liệu ngày càng nhiều.Chất lượng nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng ván sợi. Để đánh giá một loại nguyên liệu nào đó có khả năng sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ván sợi hay không, cần phải xem xét rất nhiều chỉ tiêu trong đó có một số chỉ tiêu quan trọng là: thành phần hóa học chủ yếu của nguyên liệu, kích thước xơ sợi, khả năng phân ly tạo sợi, tỷ lệ và hình thái sợi, ..v.v.. trong đó sợi là bộ phận chủ yếu nhất và có tác dụng nhất của ván sợi.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Một số kết quả nghiên cứu xây dựng vường giâm hom cây lâm nghiệp quy mô thôn bản tại Tây Nguyên
- Đánh giá vai trò của hộ gia đình trong phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn vùng hồ thủy điện Hòa Bình
- Nghiên cứu vai trò của giới trong quản lý và phục hồi rừng cộng đồng tại xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai ở Quảng Trị
- Lập biểu thương phẩm cho một số loài cây khai thác chính rừng thường xanh ở Kon Hà Nừng-Gia Lai