Nguyễn Thị Lai, Trần Thị Thu Thuỷ
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Nước ta đang tích cực thực hiện chủ trương đẩy mạnh trồng rừng và chế biến gỗ rừng trồng, hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên. Theo đó nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ chủ yếu sẽ là gỗ rừng trồng. Do vậy, phải phát triển mạnh công nghiệp sản xuất các loại ván nhân tạo (ván sợi, ván dăm, ván ghép thanh) cho phù hợp với nguyên liệu và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về gỗ của nền kinh tế và đời sống nhân dân. Đồng thời việc sử dụng có hiệu quả nguyên liệu rừng trồng và các phế liệu trong nông lâm nghiệp là biện pháp tích cực góp phần bảo vệ rừng tự nhiên, thúc đẩy việc trồng rừng.
Vì lý do trên nên việc thực hiện đề tài “Đánh giá nhu cầu tiêu dùng ván dăm ở Việt Nam“là hết sức cần thiết.
I-Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1-Nội dung
– Nghiên cứu sử dụng ván dăm ở Việt Nam- một số vấn đề lý luận và thực tiễn
– Đánh giá thực trạng về tiêu dùng ván dăm tại các cơ sở điều tra năm 2001
– Đánh tổng quát về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ván dăm ở thị trường trong nước.
– Dự báo nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng ván dăm ở Việt Namtrong giai đoạn 2005-2010.
– Đề xuất một số giải pháp kinh tế xã hội và chính sách đẩy mạnh tiêu dùng sản phẩm dăm ở thị trường trong nước trong giai đoạn tới.
2- Phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát thị trường tiêu thụ ván dăm tại 6 tỉnh, thành phố (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vinh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Tây) với tổng số 360 cơ sở chế biến đồ mộc sử dụng gỗ ván dăm.
Phương pháp xác định nhu cầu và dự báo nhu cầu sử dụng sản phẩm úan dăm ở Việt Nam
-Phương pháp phân tích và phát triển thị trường
– Phương pháp PRA
– Phương pháp chuyên gia
– Phương pháp mô hình kinh trắc (xác định nhu cầu)
Nhu cầu sử dụng ván dăm được tính theo quy mô dân số (gồm cả thành thị và nông thôn) và tiêu dùng gỗ ván dăm bình quân/người.
II- Kết quả nghiên cứu
1 – Xu hướng sử dụng gỗ ván dăm của thế giới và Việt Nam
* Xu hướng sử dụng gỗ ván dăm của một số nước trên thế giới
Những số liệu thống kê dưới đây cho thấy, sản lượng ván nhân tạo và ván dăm trên thế giới hàng năm tăng lên rất nhiều.
Sản xuất và tiêu thụ ván dăm trên thế giới
Đơn vị tính: triệu m3
Năm
Loại gỗ |
Năm 1970 | Năm 1993 | Năm 2000 (ước) | |||
SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | |
Ván dăm, ván sợi | 22,44 | 34% | 63,0 | 50% | 95,48 | 62% |
Các loại VNT khác | 43,56 | 66% | 63,0 | 50% | 58,52 | 38% |
Tổng |
66,00 | 100% | 126,0 | 100% | 154,00 | 100% |
Nguồn: Tạp chí ” MILL DIRECTORIES –1995″
Theo kinh nghiệm của các nước đã có ngành sản xuất gỗ nhân tạo phát triển, sản xuất ván dán có chiều hướng giảm mạnh do khó khăn về nguyên liệu. Nhưng sản xuất các loại ván dăm, ván sợi ngày càng gia tăng. Loại ván này có nhiều thuận lợi hơn về mặt nguyên liệu, nếu sản xuất đồ mộc, mức hao phí chỉ từ 5%-20% nên tỷ lệ thành khí cao hơn gỗ tự nhiên.
* Xu hướng sử dụng gỗ ván dăm ở Việt Nam
– Diễn biến về nhu cầu loại sản phẩm ván dăm
Sản phẩm ván dăm có mặt ở Việt Nam (dạng sản phẩm sản xuất thử) có từ năm 1994 nhưng không tiêu thụ được, mặt khác chưa có cơ sở nào có máy móc thiết bị để chế biến. Đến những năm 1995, 1996 việc sử dụng ván dăm làm nguyên liệu để sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất bắt đầu tăng nhanh và ngày càng sử dụng rộng rãi.
– Công nghiệp chế biến ván dăm ở Việt Nam
Trong tổng số sản phẩm chế biến gỗ hiện nay, sản phẩm chế biến từ ván dăm chưa được chú ý nhiều nên chỉ chiếm 25%. Việt Nam hiện có 5 nhà máy sản xuất ván dăm quy mô nhỏ với tổng công suất thiết kế 23.000 m3 SP/năm, thực tế mới chỉ đạt trên 50% công suất.
– Nhu cầu sử dụng gỗ ván dăm ở Việt Nam
Đặc điểm về nhu cầu gỗ ván dăm
+ Đối tượng sử dụng sản phẩm: Các cơ sở sản xuất kinh doanh gồm
§ Cơ sở sử dụng ván dăm trong sản xuất để sản xuất đồ gia dụng và đồ dùng trong công sở
§ Đơn vị xây dựng sử dụng ván dăm trong xây dựng, trang trí nội thất
+ Gỗ ván dăm được sử dụng trong điều kiện thu nhập của xã hội, thành viên trong xã hội tương đối cao.
+ Có sự cạnh tranh giữa các nhóm hàng hoá có thể thay thế nhau
+ Sự phát triển cao về văn hoá, công nghệ khoa học và kỹ thuật trong sản xuất
* Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng ván dăm
– Thu nhập bình quân/người
– Dân số (chú ý dân số thành thị)
– Sự biến động giá cả sản phẩm ván dăm
– Lượng gỗ rừng tự nhiên được phép khai thác và lưu thông trên thị trường
– Thị hiếu của khách hàng
– Sự cạnh tranh của các hàng hoá có thể thay thế
– Trình độ kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất
2- Hiện trạng tiêu dùng gỗ ván dăm ở Việt Nam
Khối lượng ván dăm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng tại Việt Namgồm hai nguồn chính là sản xuất trong nước và nhập từ nước ngoài
– Tình hình sản xuất ván dăm trong nước
Khối lượng ván dăm sản xuất ở Việt Namchủ yếu của 5 nhà máy chính phân bố từ Bắc vào Nam. Ngoài ra còn có một số dây truyền sản xuất với công suất nhỏ chiếm một tỷ lệ không nhiều của các cơ sở tư nhân.
Tình hình sản xuất sản phẩm ván dăm ở Việt Nam
Chỉ tiêu | Đơn
vị |
Năm |
|||
1998 | 1999 | 2000 | 2001 | ||
KL ván dăm sản xuất | m3 | 4.264 | 8.077 | 11.736 | 12.385 |
KL ván dăm tiêu thụ | m3 | 3.951 | 7.698 | 11.540 | 11.873 |
Tỷ lệ KL tiêu thụ | % | 93% | 95% | 98% | 96% |
Giá trị tiêu thụ | 1.000 đ | 7.677.660 | 13.545.840 | 21.353.720 | 22.432.790 |
Nguồn: Số liệu báo cáo của các nhà máy tháng 10 năm 2001
Theo báo cáo hoạt động hàng năm của các nhà máy, thấy rõ qua từng năm lượng ván dăm sản xuất tăng lên một cách đáng kể.
– Tình hình nhập khẩu ván dăm
Nguồn nhập thông qua hai cảng chính là: Cảng Hải Phòng và Cảng TP Hồ Chí Minh, chủng loại chủ yếu là ván dăm thô với nhiều kích cỡ khác nhau.
Tình hình nhập khẩu ván dăm
Chỉ tiêu | Đơn vị | Năm1999 | Năm 2000 | Năm 2001 |
Tổng giá trị nhập khẩu | ||||
Ván nhân tạo, gỗ tròn, gỗ xẻ | USD | 73.385.941 | 145.707.777 | 115.785.547 |
Trong đó | ||||
– Ván nhân tạo | USD | 15.845.971 | 24.859.390 | 19.915.821 |
– Ván dăm | ||||
+ Giá trị | USD | 10.363.639 | 18.186.216 | 12.584.999 |
+ Số lượng | m3 | 78.216 | 142.080 | 97.558 |
Tỷ lệ % ván dăm/VNT | 65,4% | 73,2% | 63,2% |
Nguồn: – Số liệu cung cấp của Tổng cục Hải quan tháng 11 năm 2001
– Năm 2001: Số liệu 9 tháng đầu năm
Số liệu thống kê trong 3 năm đã phản ánh tầm quan trọng của nhu cầu ván dăm nhập khẩu trên thị trường (chiếm tỷ lệ gần 3/4 tổng giá trị ván nhân tạo nhập khẩu).
Qua việc xem xét tình hình sản xuất, nhập khẩu ván dăm, chúng ta nhận thấy qua từng năm số lượng ván dăm sản xuất tăng lên, điều này cũng khẳng định nhu cầu tiêu thụ ván dăm trong nước ngày càng tăng.
III – Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá tình hình sử dụng sản phẩm ván dăm tại các cơ sở điều tra năm 2001
1- Một số nhận xét về thị trường gỗ ván dăm tại các điểm điều tra
Thị trường sản phẩm ván dăm gồm nhiều thành phần kinh tế tham gia. Đặc biệt từ khi có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên của Chính phủ, sản phẩm ván dăm đã tận thu được nguyên liệu phế thải. Sản xuất sản phẩm ván dăm đã thúc đẩy sự phát triển của ngành chế biến đặc biệt là các làng nghề, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
2- Thực trạng tiêu dùng sản phẩm ván dăm và lượng sản phẩm được chế tạo từ ván dăm của các điểm điều tra
Thực trạng tiêu dùng sản phẩm ván dăm của các điểm điều tra
Điểm điều tra | Số cơ sở | Năm 1999
(m3) |
Năm 2000
(m3) |
Năm 2001
(m3) |
TP Hà Nội | 117 | 4.446,4 | 4.744,9 | 5.194,1 |
TP Hồ Chí Minh | 53 | 3.102,6 | 4.215,7 | 2.939,0 |
Tỉnh Nghệ An | 50 | 665,5 | 688,8 | 549,1 |
Tỉnh Hà Tây | 20 | 2.210,0 | 2.507,4 | 2.664,8 |
Tỉnh Bình Dương | 18 | 409,7 | 486,5 | 438,0 |
Tỉnh Đồng Nai | 17 | 389,7 | 346,5 | 609,6 |
Tổng | 285 | 11.223,9 | 12.989,8 | 12.394,6 |
BQ chung/cơ sở | 40,8 | 47,2 | 45,1 |
Nguồn: Số liệu tập hợp điều tra năm 2001
Nhận xét
Các cơ sở sản xuất đồ gia dụng sử dụng đa dạng các loại sản phẩm trong nuớc cũng như nước ngoài. Nhu cầu sử dụng gỗ ván dăm của các cơ sở tăng lên qua các năm.
3. Chủng loại và giá cả các loại sản phẩm ván dăm
Hiện nay trên thị trường phổ biến các loại ván dăm thô và ván phủ bề mặt với nhiều kích cỡ khác nhau, nhưng phổ biến các kích cỡ sau: Dài: 2,44 m; Rộng: 1,22 m, và các độ dày khác nhau cho phù hợp với việc chế biến sản phẩm (từ 12-24mm).
4. Giá cả thị trường ván dăm
Giá cả các loại ván dăm trên thị trường thay đổi tuỳ thuộc vào từng thời điểm cụ thể. Thông thường giá mua, bán được tính theo tấm, kích thước và nước sản xuất. Theo kết quả điều tra của chúng tôi giá ván dăm trên thị trường cho các loại như sau:
Loại | Sản xuất trong nước
(Triệu đồng/m3) |
Nhập ngoại
(Triệu đồng/m3) |
Ván dăm thô | 1,9-21 | 2,1-2,5 (đối với ván dăm chế tạo từ nguyên liệu bã mía giá thấp hơn khoảng 1,5 – 1,7 triệu đồng/ m3) |
Ván dăm phủ bề mặt | 2,5-2,8 | 2,5-3,2 |
5- Kết quả điều tra về thị hiếu tiêu dùng ván dăm và sản phẩm chế tạo từ ván dăm
Người tiêu dùng đã chấp nhận sản phẩm ván dăm trong sản xuất và gia công sản phẩm, 82% cơ sở đã có ý kiến là ưa thích loại sản phẩm này, số ý kiến không ưa thích chỉ có 18%. Các sản phẩm bàn máy tính, bàn học sinh, bàn làm việc và các loại tủ chiếm được niềm tin của người tiêu dùng bởi tính thích ứng về giá cả, sự tiện nghi và thuận tiện trong hoạt động của cơ quan và sinh hoạt gia đình. Xem xét nhu cầu thị hiếu giữa ván dăm sản xuất trong nước và ngoại nhập, thấy rằng gần như 100% các cơ sở cho rằng ván dăm nhập khẩu (cả ván thô và ván phủ bề mặt) đều có nhiều ưu điểm hơn ván dăm sản xuất trong nước.
6. Kết quả tổng hợp các ý kiến về chính sách liên quan đến sử dụng ván dăm
Thể chế, chính sách luôn là những nhân tố có tính chất quyết định trong đó có thị trường tiêu thụ ván dăm.
à 37% ý kiến cho rằng chính sách thuế là chưa hợp lý, thuế đánh quá cao nhưng lại thiếu linh động chưa tạo điều kiện tốt cho các cơ sở sản xuất, tiêu thụ ván dăm.
à 43% ý kiến cho rằng chính sách tín dụng còn chưa hợp lý như lãi suất cho vay còn cao, thời hạn ngắn. Các cơ sở khi có nhu cầu vay vốn tốn nhiều thời gian để làm thủ tục mới được vay vốn.
à Các ý kiến khác về chính sách giá cả, chính sách đầu tư … đều phản ánh tính cấp thiết trong việc điều chỉnh, sửa đổi lại chính sách nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho sản phẩm ván dăm.
7- Kênh tiêu thụ sản phẩm ván dăm
7.1- Sơ đồ mô tả kênh tiêu thụ ván dăm và sản phẩm chế tạo từ ván dăm
Sơ đồ mô tả kênh tiêu thụ sản phẩm ván dăm
C¬ së SX v¸n d¨m |
§¹i lý tiªu thô v¸n d¨m |
C¬ së SX
®å gia dông |
§¹i lý ®å
gia dông |
§¹i lý nhá h¬n |
C¬ së kinh doanh kh¸c |
Ngêi tiªu dïng |
NhËp
ngo¹i |
Các kênh thị trường ván dăm hiện nay gồm
Kênh số 1: Sản phẩm ván dăm đi thẳng từ các cơ sở sản xuất, công ty nhập ván dăm nước ngoài đến các cơ sở sử dụng: ở kênh này các chủ cơ sở tự tổ chức vận chuyển, hoặc thuê vận chuyển về nơi sản xuất.
Kênh số 2: Tương tự như kênh số 1, điểm khác: thêm đại lý tiêu thụ ván dăm từ giai đoạn thứ hai
Kênh số 3:Các chủ đại lý ván dăm lớn bán hàng cho các đại lý nhỏ (chủ yếu tại các tỉnh và thành phố nhỏ, hoặc khu vực xa trung tâm)
Giai đoạn tiếp theo các cơ sở sản xuất chế biến ván dăm thành sản phẩm gia dụng cho các đối tượng khách hàng. Đại lý đồ gia dụng thực hiện công việc bán hàng cho người tiêu dùng. Qua công tác khảo sát, theo ý kiến của các chủ cơ sở thường cơ sở tự tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Đối với các cơ sở bán hàng, hàng hoá thường nhập của các công ty lớn và hàng nhập ngoại có uy tín trên thị trường.
Nhận xét
Từ số liệu điều tra thu thập được tại một số tỉnh thành phố, bước đầu có thể thấy thị trường sản phẩm ván dăm còn mang tính tự phát. Việc quản lý thiếu đồng bộ ngay từ đầu đã dẫn đến các cơ sở từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ván dăm hoạt động không thống nhất, thiếu sự bổ trợ cho nhau trong thị trường rất khó khăn cho việc kiểm tra và quản lý cũng như tìm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển lâu dài của chuyên ngành.
IV- Tổng quát về nhu cầu sử dụng ván dăm ở Việt Nam
1- Tổng quát về số lượng ván dăm tiêu thụ qua các năm
Qua kết quả phân tích về thị trường ván dăm, việc xác định nhu cầu sử dụng gỗ ván dăm ở Việt Namdựa vào các chỉ tiêu:
– Khối lượng gỗ ván dăm do các nhà máy sản xuất (gồm của Nhà nước và tư nhân) đã tiêu thụ
– Khối lượng gỗ ván dăm nhập khẩu qua từng năm
– Lượng ván dăm tồn kho trong tiêu thụ
Do lượng ván dăm tồn kho được lưu chuyển qua các năm và không thể xác định được, nên hàng năm lượng tiêu thụ sẽ không tính phần hàng tồn kho. Từ những quan điểm và tính thống nhất trên, chúng tôi xác định nhu cầu sử dụng gỗ ván dăm ở Việt Namnhư sau:
Khối lượng ván dăm tiêu dùng trong nước
Chỉ tiêu
(đã tiêu thụ) |
Đơn
vị |
Năm | ||
1999 | 2000 | 2001 | ||
KL ván dăm của 5 nhà máy | m3 | 7.698 | 11.540 | 11.873 |
KL VD các cơ sở tư nhân | ,, | 4.000 | 4.000 | 4.000 |
KL VD nhập khẩu | ,, | 78.216 | 142.080 | 137.558 |
Tổng | 89.914 | 157.620 | 153.431 |
2- Khu vực và loại sản phẩm ván dăm sử dụng
– Ván dăm là sản phẩm mới thâm nhập vào Việt Nam, những năm gần đây được người tiêu dùng biết đến thông qua các sản phẩm đồ mộc gia dụng trong gia đình, công sở và ngành xây dựng. Tuy nhiên, tiêu dùng sản phẩm này mới được sử dụng ở một số thành phố lớn, trong đó tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng sản phẩm ván dăm tại khu vực nông thôn hầu như không có.
– Các loại ván dăm thô được sử dụng phổ biến trên thị trường với nhiều kích cỡ khác nhau, nhưng phổ biến các kích cỡ sau: Dài: 2,44 m ; Rộng: 1,22 m, với các độ dày khác nhau (từ 12-24mm). Ván dăm nhập ngoại được ưa chuộng và chiếm tỷ lệ cao.
3- Một số nhận xét về nhu cầu sử dụng ván dăm ở Việt Nam
Nhu cầu sử dụng ván dăm mới được hình thành những năm gần đây, lượng ván dăm nhập ngoại chiếm tỷ lệ cao so với sản xuất trong nước, đây là một vấn đề cần được các nhà hoạch định chính sách quan tâm.
Hầu hết các cơ sở sản xuất tư nhân đều rất ít dùng ván dăm thô sản xuất trong nước. Ván dăm phủ bề mặt sản xuất trong nước chỉ được một số cơ sở sử dụng.
Việc sử dụng ván dăm làm nguyên liệu để sản xuất đồ mộc ván nhân tạo, trang trí nội thất đã bắt đầu tăng nhanh và ngày càng có vị trí quan trọng trên thị trường. Song diễn biến thị trường của lĩnh vực này rất phức tạp: sản phẩm ván dăm bị cạnh tranh khá gay gắt giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu.
IV- Dự báo nhu cầu sử dụng ván dăm ở Việt Nam
1- Quan điểm về dự báo nhu cầu sử dụng gỗ ván dăm ở Việt Nam
Để dự báo nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ván dăm ở Việt Nam cho những năm tới (2005, 2010), nhóm thực hiện chuyên đề áp dụng phương pháp phân tích biến động thị trường cho sản phẩm ván dăm và phương pháp mô hình kinh trắc, kết hợp với việc phân tích những vấn đề cụ thể trong điều tra và những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học.
2- Các yếu tố ảnh hưởng trong dự báo nhu cầu sử dụng sản phẩm ván dăm ở Việt Nam giai đoạn 2005, 2010.
– Thực trạng về tiêu dùng gỗ ván dăm trên thị trường
Theo tính toán của nhóm điều tra, nhu cầu ván dăm cho cả nước trong các năm 1999; 2000; là 88.914m3; 157.620.00om3 và năm 2001 là 153.431.000m3. Tính trung bình 1 người dân thành thị sử dụng khối lượng ván dă : năm 1999- 0,005 m3/người; năm 2000-0,008m3/người; năm 2001- 0,008m3/người. So với các nước trong khu vực là quá thấp .
Do vậy nhu cầu tiêu dùng ván dăm cho những năm sau này là rất cần thiết và sẽ còn đòi hỏi nhiều những mẫu mã, tính năng cao trong sử dụng.
– Các yếu tố kinh tế-xã hội như mức thu nhập bình quân và dân số tăng
– Quy hoạch phát triển sản xuất ngành lâm nghiệp
Mục tiêu và phương hướng cụ thể cho ngành sản xuất ván nhân tạo nói chung và ván dăm nói riêng là một thuận lợi lớn cho việc đẩy mạnh tiêu dùng sản phẩm ván dăm. Việc quy hoạch sẽ mở hướng đi cho ngành trong giai đoạn sắp tới, giải quyết đồng bộ trong các khâu từ cung cấp nguyên liệu đến thị trường tiêu thụ.
– Chủ trương chính sách về phát triển ngành công nghiệp ván dăm
Các chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách thị trường lâm sản là những văn bản pháp luật được Nhà nước thông qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của ngành chế biến lâm sản. Tạo động lực thúc đẩy và là cơ sở cho các đơn vị trong việc đẩy mạnh quá trình đầu tư và chuyển hướng sản xuất và sử dụng sản phẩm ván dăm nhờ đó mà có hướng đi mới và ngày càng phát triển hơn.
3- Dự báo nhu cầu gỗ ván dăm ở Việt Nam giai đoạn 2005, 2010
Từ quan điểm và trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng trong dự báo nhu cầu gỗ ván dăm,nhóm thực hiện đề tài dự báo nhu cầu về sử dụng gỗ ván dăm của Việt Nam trong giai đạon 2005, 2010 như bảng sau:
Dự báo nhu cầu sử dụng gỗ ván dăm
Chỉ tiêu |
Đơn vị | Năm 2005 | Năm 2010 |
Khu vực thành thị | m3 | 221.146 | 315.182 |
Dân số | Người | 21.366.764 | 26.265.208 |
Tiêu dùng/người-năm | m3/người-năm | 0,01 | 0,012 |
Khu vực nông thôn | m3 | 61.575 | 76.670 |
Dân số | Người | 61.574.746 | 63.891.182 |
Tiêu dùng/người-năm | m3/người-năm | 0,001 | 0,0012 |
Chung cả nước |
m3 | 282.721 | 391.853 |
V- Một số ý kiến đề xuất để phát triển sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gỗ ván dăm
Giải pháp huy động và quản lý sử dụng vốn
Hiện nay quy mô các nhà máy sản xuất ván dăm của Việt Namquá lạc hậu ,máy móc thiết bị cũ. Để thực hiện các đề án đổi mới và thay thế các dây chuyền cũ, xây dựng các nhà máy mới cũng như tạo vốn rừng trồng. Bằng nhiều nguồn khác nhau các doanh nghệp chủ động khai thác và nhanh chóng đưa vào sử dụng, chú trọng công tác quản lý vốn.
Giải pháp về nguyên liệu
Chủ động nguồn nguyên liệu bằng việc trồng rừng tập trung, phải thực hiện nguyên tắc nhà máy gắn liền với vùng nguyên liệu. Song cần triển khai các phương án tìm kiếm thị trường để nhập khẩu từ nước ngoài. Trên cơ sở đó giữ mức ổn định của quá trình sản xuất kinh doanh.
Giải pháp kỹ thuật công nghệ
Sản phẩm sản xuất từ ván dăm muốn tồn tại và phát triển trên thị trường đòi hỏi phải đảm bảo đủ sức cạnh tranh. Việc giao lưu mở rộng quan hệ trong và ngoài nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc nền công nghiệp tiên tiến, nắm bắt khoa học kỹ thuật nhất là việc sử dụng các chất phụ gia trong gia công chế biến sản phẩm chế tạo từ gỗ ván dăm đang là những vấn đề sôi động trong sản xuất.
Giải pháp về mở rộng sản phẩm và bán hàng
Thị trường trong nước
o Đối với các nhà máy sản xuất, xây dựng mạng lưới đại lý bán hàng, giá bán có quy định mức giá tối đa để giữ uy tín.
o Đối với khách hàng lớn, thường xuyên, các nhà máy đảm bảo thường xuyên cung ứng theo yêu cầu của khách.
o Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến tổ chức nhiều gian hàng triển lãm hàng tiêu dùng được chế tạo từ ván dăm.
Đối với thị trường nước ngoài
o Xây dựng mối quan hệ với thị trường nước ngoài thường xuyên ổn định tiêu thụ sản phẩm.
o Tham gia các cuộc triển lãm quốc tế, các văn phòng đại diện để giới thiệu và chào bán hàng
o Xây dựng các đại lý là các doanh nghiệp nước ngoài ở các thị trường trọng điểm.
o Tăng thuế xuất nhập khẩu sản phẩm đồ mộc sản xuất từ ván nhân tạo để bảo hộ hàng sản xuất trong nước.
Tài liệu tham khảo
1- Số liệu điều tra khảo sát về tình hình sử dụng ván dăm tại các cơ sở điều tra năm 2001
2- Số liệu tình hình kinh tế xã hội của một số tỉnh thành trong cả nước
3- Số liệu về tình hình sản xuất của các nhà máy sản xuất ván dăm ở Việt Nammột số năm qua (1999-2001)
4- Số liệu nhập khẩu ván nhân tạo và ván dăm của Tổng cục Hải quan một số năm qua
5- Số liệu sản xuất và nhập khẩu của Phòng Quản lý và sử dụng rừng- Cục Phát triển Lâm nghiệp, Bộ NN và PTNT
6- Số liệu về sản xuất ván nhân tạo của Công ty LICOLA- Công ty sản xuất và chế biến lâm sản, thuộc Tổng Công ty Lâm sản Việt Nam
7- Đề án “Chiến lược phát triển sản xuất 1 triệu m3 ván nhân tạo giao đoạn 2010″ của Bộ NN và PTNT
8- Tài liệu “Chương trình chế biến gỗ và lâm sản giai đoạn 2005, 2010″ của Bộ NN và PTNT
9- Đề án ” Xây dựng chiến lược phát triển ngành chế biến lâm sản đến năm 2010″ của Tổng Công ty Lâm sản Việt Nam.
10- Tài liệu hội thảo hôị thảo “Thực trạng và xu hướng phát triển công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Namđến năm 2010″Bộ NN&PTNT, tháng 6 năm 2001.
11- Đề tài KKLN-KH09 ” Đánh giá nhu cầu năng lượng gỗ củi ở khu vực nông thôn Vịêt Nam“-Viện KHLN Việt Nam, năm 1998
12- Báo cáo ” Nghiên cứu về thị trường lâm sản ở Việt Nam” năm 2001-Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN và PTNT
13- Giáo trình Kinh tế lượng của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
14- Tài liệu nghiên cứu của “Dự án lâm sản ngoài gỗ”- Viện KHLN Việt Nam, thực hiện từ năm 1998-2003
15- Báo cáo khảo sát của các điểm nghiên cứu
SummaryComposite board in general and particleboard in particular has just appeared in Vietnammarket in recent years but it is a new high promising commodity. For the product to be dominant on home market and later on to be exported, policy makers should work out directions of strategic nature aimed at supporting and pushing ahead the particle board processing effort. This is a new production branch but it assumes an important role in the forest product processing in our country.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Bàn về khái niệm vùng đệm các khu bảo tồn và VQG
- ảNH HưởNG CủA PHâN BóN ĐếN SiNH TRưởNG của BạCH ĐàN TRêN ĐấT PHèN ở THạNH HOá, TỉNH LONG AN
- Kết quả điều tra thành phần và mức độ hại của sâu đục nõn trên một số loài cây thuộc họ xoan
- Tìm hiểu đặc tính sinh thái và kỹ thuật gây trồng loài đước (Rhizophora apiculata)
- Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn đối kháng với nấm gây bệnh vùng rễ cây thông