Trần Văn SâmTrung tâm KHSXLN Đông Nam BộViện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định kỹ thuật trồng rừng Xà cừ lá nhỏ để cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Nam Bộ. Nghiên cứu được tiến hành tại hai địa điểm: Bầu Bàng – Bình Dương và Hàm Minh – Bình Thuận. Kết quả cho thấy cây Xà cừ là nhỏ 40 tháng tuổi ở Bầu Bàng sinh trưởng tốt và có sự khác nhau giữa các nghiệm thức bón phân. Riêng thí nghiệm về mật độ cây trồng thì sinh trưởng về đường kính lẫn chiều cao ở các nghiệm thức mật độ trồng tương đối đồng đều nhau. Trồng xen cây Đậu tràm cách hàng cây Xà cừ từ 1.0 – 1.5m thì cây Xà cừ cừ sinh trưởng rất khả quan. Thí nghiệm xác định tuổi Xà cừ lá nhỏ đem đi trồng rừng cho thấy cây 1 năm tuổi cho tỉ lệ sống cao và sinh trưởng tốt .
Từ khóa: Xà cừ lá nhỏ, cung cấp gỗ lớn
I . MỞ ĐẦU
Ở nước ta, theo số liệu điều tra cây Xà cừ nói chung (Xà cừ lá lớn và Xà cừ lá nhỏ) được nhập và trồng vào những năm đầu của thế kỹ XX. Chủ yếu trồng trên các đường phố và vườn bách thảo để làm bóng mát, trong đó còn lại cho tới ngày nay có một số cây Xà cừ lá nhỏ (Swietenia microphylla) thuộchọ Xoan (Meliaceae) ở Thảo cầm viên Sài Gòn, vườn thực vật Trảng Bom với số lượng còn khiêm tốn (6 cây). Các cây này có đường kính ngang ngực từ 60 – 100cm, chiều cao từ30 – 35m, thân thẳng, tròn và phân cành cao trên 15m nên có giá trị về mặt sử dụng. Đặc biệt tái sinh hạt dưới tán rừng khá nhiều do đó giúp cho việc trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc được nhanh chóng.Từ sau khi nguồn tài nguyên rừng tự nhiên bị cạn kiệt cho nên việc nhập khẩu gỗ được tăng cường, đồng thời gỗ rừng trồng được thay thế và có giá trị cao, trong đó có gỗ cây Xà cừ. Theo thông tin từ các nhà máy chế biến gỗ tại khu Hố Nai thuộc tỉnh Đồng Nai thì giá gỗ súc của cây Xà cừ có đường kính từ 50cm trở lên có gía mua từ5 – 8 triệu đồng cho một mét khối. Ngoàira, cây Xà cừ đã trồng thành công trên nhiều địa phương trong vùng Đông Nam Bộ. Qua số liệu điều tra sơ bộ của Trung tâm tại rừng Xà cừ 5 tuổi ở La Ngà – tỉnh Đồng Nai có đường kính trung bình là 17,02cm và chiều cao bình quân 7,93m, tại rừng Xà cừ 3 tuổi ở Lâm trường Phú Bình – tỉnh Bình Dương có đường kính bình quân 10,04cm và chiều cao là 7,08m và cây có sức sống rất tốt. Như vậy, so với các loài cây gỗ lớn mọc nhanh như cây Tếch thì loài cây này có nhiều triển vọng hơn như: trồng tỷ lệ sống cao (thường tỷ lệ sống 90%), mọc nhanh, trồng được trên nhiều lập địa khác nhau và ít kém chọn dạng đất. Vì vậy, vào năm 1997 cho tới nay phong trào trồng Xà cừ được khơi dậy mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Bộ, theo số liệu điều tra có khoảng 3.061ha rừng trồng cây Xà cừ được trồng ở các Lâm trường Quốc dân, các nông trang hoặc những khu đất mà nông dân nhận khoán của Nhà nước, trong đó trồng thuần loại là 1.241ha, trồng xen canh với loài cây khác như: Điều, Cà phê, Xoài, Keo… là 1.822ha. Thêm vào đó có hàng triệu cây trồng phân tán trong vườn, bờ ao, đường phố,…. Rừng Xà cừ được trồng nhiều nhất ở tỉnh Bình Phước (1.852ha), Bình Dương (846ha), Tây Ninh (184ha), Đồng Nai (103ha). Trong số diện tích trồng này chủ yếu là trồng Xà cừ lá lớn và có ít diện tích trồng Xà cừ lá nhỏ được trồng xen lẫn hoặc trồng thuần loại. Tuy trồng rừng Xà cừ lá lớn rất nhiều về diện tích ở vùng Đông Nam bộ nhưng bước đầu đã thể hiện những nhược điểm của chúng là phân cành thấp, cây cao khoảng 5 –7m là đã phân cành nên giá trị khúc thân dưới cành không lớn.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 257-265)
Tin mới nhất
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
Các tin khác
- Kết quả nghiên cứu gây trồng Thục quỳ, Chiêu liêu nước và Thúi ở vùng Đông Nam bộ
- Cây Tếch ở Việt Nam, thực trạng và triển vọng trong nghiên cứu và sản xuất lâm nghiệp
- Kết quả nghiên cứu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) tái sinh tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
- Khả năng sinh trưởng của keo lai và bạch đàn Uro trên đất thoái hóa ở Pleiku
- Kết quả điều tra tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng trồng Dầu rái và Sao đen tại Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên