Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng Vối thuốc (Schima wallichii Choisy và Schima superba Gardn. Et Champ)

Võ Đại Hải

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện tại 3 vùng trọng điểm phân bố của 2 loài Vối thuốc và Vối thuốc răng cưa: Vùng Đông Bắc (thí nghiệm tại tỉnh Bắc Giang), vùng Tây Bắc (thí nghiệm tại tỉnh Sơn La) và vùng Tây Nguyên (thí nghiệm tại tỉnh Gia Lai) nhằm xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng phù hợp làm cơ sở nhân rộng 2 loài cây bản địa có giá trị này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công thức mật độ 1.250 cây/ha tỏ ra có triển vọng nhất đối với cả 2 loài Vối thuốc (Vối thuốc đạt 1,2 – 1,65cm về đường kính và 105,7 – 122,1cm về chiều cao; Vối thuốc răng cưa đạt 1,94cm về đường kính và 124,6cm về chiều cao); công thức bón phân 100g super lân tỏ ra có triển vọng nhất đối với loài Vối thuốc (đạt 1,59cm về đường kính và 121,2cm về chiều cao) và công thức bón 100g NPK 5:10:3 lại tỏ ra có triển vọng nhất đối với loài Vối thuốc răng cưa (đạt 1,84cm về đường kính và 112,7cm về chiều cao vút ngọn); Công thức hỗn giao có triển vọng nhất đối với loài Vối thuốc là 1 Vối thuốc : 3 Thông mã vĩ (đạt 1,07cm về đường kính và 114,1cm về chiều cao) và đối với loài Vối thuốc răng cưa công thức hỗn giao 1 Vối thuốc răng cưa : 1 Sao đen lại tỏ ra phù hợp hơn cả (đạt 1,62cm về đường kính và 135,9cm về chiều cao); phương thức làm giàu rừng theo băng bước đầu tỏ ra có triển vọng hơn so với phương thức làm giàu rừng theo đám.

Từ khóa: Vối thuốc, Vối thuốc răng cưa, kỹ thuật trồng rừng

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) và Vối thuốc răng cưa (Schima superba Gardn. Et Champ) là 2 loài cây bản địa, gỗ lớn, có phân bố rộng. Đây là 2 loài cây đa mục đích, gỗ bền chắc, không cong vênh, không mối mọt, thân tròn đều không có bạnh vè mặt khác màu gỗ rất đẹp nên được sử dụng làm cột nhà, đồ gia dụng hoặc đồ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Các bộ phận khác như lá, vỏ và rễ được dùng làm thuốc chữa bệnh và chiết xuất các chế phẩm công nghiệp. Ngoài ra, đây là loài cây có khả năng phục hồi rừng trên đất nghèo, vì vậy hiện nay Vối thuốc và Vối thuốc răng cưa là một trong số các loài cây được ưu tiên cho việc phục hồi và phát triển vốn rừng, nâng cao khả năng phòng hộ của rừng. Tuy nhiên, do hiểu biết về đặc điểm lâm học cũng như kinh nghiệm gây trồng loài cây này còn nhiều hạn chế nên chất lượng rừng trồng chưa cao, cây sinh trưởng và phát triển kém.

Đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng Vối thuốc (Schima wallichii Choisy và Schima superba Gardn. Et Champ) ở nước ta” được Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 2007-2010tại 3 vùng trọng điểm có 2 loài Vối thuốc phân bố là: Đông Bắc (tỉnh Bắc Giang), Tây Bắc (tỉnh Sơn La) và Tây Nguyên (tỉnh Gia Lai) nhằm bổ sung một số biện pháp kỹ thuật phù hợp trong gây trồng và nhân rộng 2 loài cây bản địa có giá trị này.

(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2010, trang 95-102)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]