Phạm Thế Dũng, Phùng Văn Khen, Trần Văn Thành
Phân Viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ
TÓM TẮT
Ninh Thuận, Bình Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ mà tính khô hạn và nguy cơ sa mạ hóa là đặc trưng nổi bật nhất của vùng này. Do đó, ngăn chặn nguy cơ thoái hóa đất, phục hồi và cải tạo đất đang bị suy thoái và hoang hóa là việc làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên, chọn loài cây trồng không chỉ thích ứng được các điều kiện khô hạn mà còn mang lại giá trị kinh tế, đó là yêu cầu của đề tài nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có thể chọn 7 loài gồm Trôm hôi, Cóc hành, Sò đo, Me ngọt, Me keo, Vên vên, Xoay, Gõ đỏ để trồng qua chọn từ 16 loài nghiên cứu và 10 loài đã trồng 2ha sau 2 năm thử nghiệm. Do hạt cây Trôm hôi và Cóc hành có dầu nên nhanh mất sức nảy mầm, kết quả nghiên cứu cho thấy có thể bảo quản hạt và nhân giống vô tính để đảm bảo vật liệu trồng rừng và có điều kiện cải thiện nguồn gen cây trồng. Đã chọn 2 loại đất cát phổ biến của vùng khô hạn để nghiên cứu về kỹ thuật trồng. Kết quả cho thấy cày đất và bón lót phân vi sinh và than đã nâng cao tỷ lệ sống và sinh trưởng tốt của 3 loài là Trôm hôi, Cóc hành và Sò đo.
Từ khóa: Cây bản địa, Vùng khô hạn, Kỹ thuật trồng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ninh Thuận, Bình Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, là một trong bốn vùng sinh thái đặc thù của cả nước. Tính khô hạn và nguy cơ sa mạc hóa là đặc trưng nổi bật nhất của vùng này. Do đó, ngăn chặn nguy cơ thoái hóa đất, phục hồi và cải tạo đất đang bị suy thoái và hoang hóa là việc làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên, chọn loài cây trồng không chỉ thích ứng được các điều kiện khô hạn mà còn mang lại giá trị kinh tế, đó là yêu cầu của đề tài nghiên cứu “Phát triển các loài cây rừng bản địa có giá trị kinh tế vùng khô hạn Ninh Thuận, Bình Thuận”. Bài viết này tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính của đề tài.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2010, trang 171-180)
Tin mới nhất
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
Các tin khác
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng Trai lý, Vù hương, và Sưa nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc
- Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, trồng cây Thanh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) alston tại Bình Phước
- Một số kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng cây Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) ở phía Tây Hà Nội
- Xác định thành phần loài và phân bố của cây ngập mặn trên các dạng cát, sỏi, đá, vụn san hô tại một số đảo ven bờ Nam bộ
- Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng thâm canh cây Mạy bói tại Sơn La