NGHIÊN CỨU KỸ THỤÂT TÁI SINH TỰ NHIÊN VÀ NUÔI DƯỠNG RỪNG KEO TAI TƯỢNG SAU KHAI THÁC Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) thuộc họ đậu (Fabaceae) họ phụ trinh nữ (Minosaceae), là cây gỗ nhỡ, lá rộng thường xanh, mọc nhanh, có chu kỳ kinh doanh ngắn. Ngoài tác dụng về cung cấp gỗ, củi, do có nấm cố định đạm cộng sinh ở bộ rễ, bộ tán dày, keo tai tượng còn có tác dụng cải tạo đất và môi trường sinh thái.Theo Hiệp hộI quốc tế các tổ chức nghiên cứu Lâm nghiệp (IUFRO), keo tai tượng là một trong số những loài chủ yếu được giới thiệu để trồng rừng thâm canh ở các vùng đất thấp của khu vực nhiệt đới ẩm.Ở Việt Nam, keo tai tượng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng diện tích rừng trồng từ những năm 1980 trở lại đây, nhất là ở các tỉnh phía Nam, và là một trong những loài được ưu tiên trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

Từ trước đến nay khi rừng trồng keo tai tượng đạt tuổi thành thục, sau khai thác thường trồng lại rừng mới bằng loài cây khác hay chính loài keo tai tượng. Trong khi đó khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt của cây keo tai tượng rất lớn chưa được nghiên cứu sử dụng để tái tạo lại rừng. Sự tái sinh tự nhiên từ hạt của cây keo tai tượng đã được Trung tâm KHSXLN Đông Nam Bộ phát hiện ở vài nơi trong các khu rừng trồng sau khi khai thác của Trung tâm và của một số đơn vị sản xuất lâm nghiệp ở miền Đông Nam Bộ. Rừng trồng keo tai tượng sau khai thác trắng, khi gặp những cơn mưa đầu mùa, chúng tái sinh hạt nhiều trên mặt đất. Hiện tượng keo tai tượng tái sinh tự nhiên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nếu xác định được những yếu tố ảnh hưởng đó sẽ định ra được những biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm xúc tiến tái sinh hạt theo hướng có lợi và nuôi dưỡng rừng sau này.

Từ những phát hiện trên, Trung tâm KHSXLN Đông Nam Bộ xác định cần thiết tiến hành nghiên cứu kỹ thuật tái sinh tự nhiên và nuôi dưỡng rừng keo tai tượng tại miền Đông Nam Bộ nhằm tìm thêm biện pháp tái tạo lại rừng trồng sau khai thác, tận dụng được khả năng tái sinh tự nhiên của loài cây keo tai tượng, giảm giá thành gây tạo lại rừng.

1. MỤC TIÊU, NỘIDUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1.Mục tiêu nghiên cứu

– Xác định được những biện pháp kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên keo tai tượng từ hạt hiệu quả và các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhất nuôi dưỡng rừng tái sinh,

– Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên và nuôi dưỡng rừng keo tai tượng sau khai thác ở vùng Đông Nam Bộ.

1.2.Nội dung nghiên cứu.

– Nghiên cứu tiềm năng tái sinh hạt của keo tai tượng

– Các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên của keo tai tượng

– Các biện pháp nuôi dưỡng rừng tái sinh.

– So sánh và đánh giá chi phí, hiệu quả của tái sinh hạt và trồng lại rừng bằng cây con.

– Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên và nuôi dưỡng rừngkeo tai tượng sau khai thác ở vùng Đông Nam Bộ.

1.3. Phương pháp nghiên cứu

Áp dụng phương pháp điều tra, kết hợp bố trí thí nghiệm, phân tích mẫu, sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý số liệu và đánh giá kết quả.

– Phương pháp điều tra

+ Điều tra vật hậu học: Chọn các khu rừng trồng keo tai tượng ³ 4 tuổi, lậpô định vị theo dõi, diện tích các ô 500m2, theo dõi định kỳ xác định thời gian ra nụ, ra hoa, thời gian quả chín và rụng hạt. Theo dõi diễn biến quan hệ giữa khí hậu với thời kỳ ra hoa, kết quả của keo tai tượng. Dự đoán sản lượng hạt giống theo phương pháp cho điểm 6 bậc của Kapera.

Xác định số lượng hạt giống có trên cây (tiến hành trên diện tích sẽ thiết kế thí nghiệm), xác định và chọn 5 cây có đường kính trung bình của lâm phần, khi hạt chín chặt cây và thu hái toàn bộ quả có trên mỗi cây, phơi khô, loại bỏ tạp chất và cân trọng lượng của hạt giống.

Điều tra bổ sung vật hậu học keo tai tượng tại một số địa điểm khác kết hợp với điều tra về số, chất lượng rừng trồng keo tai tượng hiện có ở các địa phương.

+ Điều tra tiềm năng tái sinh hạt:Điều tra hạt giống rơi rụng trên mặt đất ở rừng keo tai tượng sau khai thácvà đánh giá chất lượng của hạt giống qua kiểm nghiệm.

Phương pháp bố trí thí nghiệm

Các thí nghiệm nhằm mục đích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh hạt tự nhiên và sinh trưởng của cây con sau khi mọc.

-Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên có lô phụ thứ cấp trên 5 khu (số lần lặp là 5 lần). Trên lô chính bố trí các nghiệm thức chính:

A1: Dọn và gom thực bì thành hàng (theo hàng sẽ để cây tái sinh mọc);

A2: Dọn thực bì nhưng không gom thành hàng mà trải đều trên toàn bộ diện tích. các nghiệm thức được bố trí trên các lô chính hoàn toàn ngẫu nhiên.

Trên các lô chính có các lô phụ được bố trí nghiệm thức phụ :

B1: Đốt thực bì đã dọn

B2: Không đốt thực bì

Các nghiệm thức phụ được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên lô chính. Trên các lô phụ có lô phụ thứ cấp được bố trí các nghiệm thức phụ thứ cấp và cũng được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên:

C1: Tỉa thưa cường độ mạnh

C2: Tỉa thưa cường độ trung bình

C3: Tỉa thưa cường độ yếu

Để thăm dò thêm biện pháp kỹ thuật xúc tiến tái sinh là xới đất và không xới đất trong rừng keo tai tượng trước khi khai thác, đề tài đã tiến hành thêm thí nghiệm độc lập theo kiểu ngẫu nhiên một nhân tố để đánh giá bổ sung cho biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên. Thí nghiệm độc lập được bố trí ngẫu nhiên trên 5 khu thí nghiệm.

Đề tài cũng tiến hành thêm thí nghiệm bổ sung để đánh giá sự ảnh hưởng của lượng vật liệu cháy (thực bì trong rừng sau khai thác) đến khả năng tái sinh tự nhiên.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]