Lê Quang Liên và Nguyễn Danh Minh
Trung tâm NC thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Trên thế giới có tới 1250 loài Tre trúc thuộc 75 chi khác nhau, chúng phân bố ở hầu hết các vùng khí hậu (nhiệt đới, ôn đới, á nhiệt đới); từ độ cao ngang mực nước biển đến độ cao 4000m như ở sườn dãy núi Hymalaya. Phần lớn các loài Tre trúc quan trọng đều phân bố trên diện tích rộng ở các nước châu á . Tre trúc gắn bó mật thiết với cuộc sống của người nông dân Việt Nam bởi rất nhiều công dụng của nó.
Theo Bộ thực vật chí Đông Dương (Le Comte) thì Việt Nam có 61 loài Tre trúc khác nhau thuộc 31 chi. Các tài liệu điều tra của Phan Kế Lộc, Vũ Văn Dũng (1976) thì riêng ở miền bắc Việt Nam các tác giả đã thống kê được 45 loài thuộc 15 chi Tre trúc khác nhau. Vùng Trung tâm có khí hậu nhiệt đới mưa mùa cũng chính là cái nôi phân bố của Tre trúc. Chỉ tính riêng vùng Sông Lô, sông Gâm, sông Chảy cũng đã có 33 loài Tre trúc thuộc 6 chi (Ban thực vật chí miền bắc, Tổng cục lâm nghiệp – 1974).
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Tre trúc. ở Trung Quốc cũng có nhiều công trình nghiên cứu về Tre trúc (Tre Bát Độ, Tre lục trúc, Tre mao trúc, Tre cúc trúc) và họ có nhiều nhà máy chế biến Tre trúc và măng.
ở Việt Nam, nghiên cứu về Tre trúc được tiến hành từ những năm đầu của thập kỷ 60. Từ năm 1986 trở lại đây, các loài Tre trúc được gây trồng với qui mô diện tích lớn để đáp ứng nhu cầu như làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu giấy, các mặt hàng xuất khẩu .v.v. Ngoài việc sử dụng thân cây, măng của các loài Tre lại là một loại thực phẩm, đây xem như một loại rau sạch, ăn ngon có giá trị phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu; năm1995, một số vùng đã trồng Tre để lấy măng nhưng phần lớn là trồng các loài Tre của Đài Loan, Trung Quốc. Việt Nam cũng có rất nhiều loài Tre măng ăn ngon, gây trồng chúng để kinh doanh măng là yêu cầu của sản xuất đặt ra.
I. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thu thập số liệu
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nguồn tài liệu từ các báo cáo khoa học, tạp chí về Tre trúc đã được công bố; các tài liệu về đất đai, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội trong vùng.
– Phương pháp sinh thái thực nghiệm: Kết hợp nghiên cứu ở vườn ươm với trên rừng, giữa số liệu và quan sát nhận xét. Lập các ô thí nghiệm thu thập số liệu, mỗi loài 4 ô, mỗi ô 30 búi lặp lại 3 lần. Trong các ô thu thập số liệu theo nội dung nghiên cứu.
2. Phương pháp xử lý số liệu
– Phương pháp phân tích tổng hợp.
– Phương pháp xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm Excel.
3. Phương pháp điều tra khảo sát
Tiến hành khảo sát mô hình trồng Tre Đài Loan ở Tân Yên (Bắc giang); Tre tàu ở Bình Phú (Bình Phước); Tre Mạnh Tông tại Tân Lộc (Đồng Nai) để kinh doanh măng.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là 2 loài Tre: Luồng và Tre gầy
II. Kết quả nghiên cứu
1. Đặc điểm cây luồng
Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) thuộc họ Phụ Tre trúc Bambusoideae, bộ Hoà thảo ( Graminales) là loài Tre phát triển theo cụm.
Luồng thân thẳng tròn đều độ thon nhỏ, nhiều cành, cành không có gai, nên tiện việc sản xuất giống bằng cành. Đường kính thân cây từ 8 – 12cm, chiều dài từ 18 – 20m trọng lượng tươi từ 40 – 50kg, cá biệt có cây nặng trên 70kg. Cây luồng cứng rắn, tỉ lệ xenlulô khá cao (46,5% ở đoạn gốc, 57,7% ở đoạn giữa và đoạn ngọn). Giá trị cây luồng không dừng ở việc làm vật liệu xây dựng mà còn sử dụng làm nguyên liệu giấy, tơ nhân tạo, ván sàn trang trí nội thất, chiếu xuất khẩu .v.v.
Măng của luồng ăn ngon có hàm lượng dinh dưỡng cao (tính theo % chất khô). Đường tổng số 20,7%, đạm tổng số 3,10%, protit 19,37%, acid amin 2,10% , xenlulô 28%, Vitamin C 167,20( tính theo mg/100g)
Luồng sinh trưởng phát triển nhanh, sau khi trồng 5 năm bắt đầu cho thu sản phẩm, thời gian thu hoạch sản phẩm kéo dài 40 – 50 năm liền. Đây là loài cây trồng 1 lần cho thu hoạch nhiều lần theo phương thức khai thác chọn, chỉ khai thác cây trên 3 tuổi, cây 1, 2 năm tuổi phải giữ lại để tiếp tục sinh măng, sinh cây (thường khai thác cường độ 30% trữ lượng rừng). Chu kỳ khai thác ngắn (1 – 2 năm / lần). Lượng khai thác từ 1200 – 1400cây /ha.
Trước đây việc phát triển gây trồng Tre nói chung và Tre luồng nói riêng giống trồng bằng gốc là chủ yếu. Những năm gần đây (1986 – 1990) tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai đã thành công về tạo giống luồng bằng phương pháp chiết cành có bọc nilon. Nếu cây luồng chọn để lấy măng thì nguồn giống đủ đáp ứng. Đối với cây luồng hiện nay còn tồn tại là giá của măng luồng rất thấp (0,9 USD/kg tươi) so với giá măng của một số loài Tre khác như măng Tre Đài Loan (4 USD/kg tươi).
2. Đặc điểm Tre gầy
Tre gầy có tên khoa học là Dendrocalamus sp., thuộc họ phụ Tre trúc (Bambusoideae), bộ Hoà thảo (Graminales), tên địa phương: Tre gầy (Kinh), mạy thóc (Tày – Na Hang, Tuyên Quang và Bắc Thái)
Đây là loài Tre thân ngầm dạng củ, Tre mọc cụm, ngọn cong rủ, cao 13 – 18m, đường kính từ 6 – 11 cm, cây già có da màu xanh vàng, lóng dài 25 – 40cm, vách dày 12 – 15mm, vòng mo nổi, vòng rễ mang rễ ở các đốt phía gốc, hai bên vòng mo có 2 vòng lông phấn trắng, mỗi đốt mang nhiều cành, cành giữa to hơn các cành khác một ít, mo thân có bẹ hình chuông, lưng có nhiều lông cứng màu hung, gần đáy có lớp lông mềm như nhung màu tím. Tai mo rất nhỏ có lông, có tai giả, thìa lìa cao 2mm, mép có lông dài, phiến mo hình ngọn giáo hay hình trứng, ngọn giáo mang màu xanh vàng.
Tre gầy phân bố độ cao < 400m, dốc dưới 200, trên địa hình chân sườn núi ven sông suối , mùa ra măng tháng 6,7 cây có ra hoa và tái sinh bằng hạt (Na Hang – Tuyên Quang). Tre gầy trồng bằng gốc.
Thân Tre cứng, mắt to, vách mỏng hay bị mối mọt cho nên ít được dùng trong xây dựng, cây dùng làm nguyên liệu giấy, măng gầy ăn ngon thương được phơi làm măng khô.
3. Qui luật sinh măng
Đặc điểm chung của 2 loài Tre gầy và Tre luồng:
– Đều là Tre mọc cụm (kiểu hợp trục),
– Mùa ra măng tập trung vào mùa mưa (tháng 5 – tháng 9),
– Đều là cây ưa sáng, ưa đất tốt,
– Biên độ sinh thái rộng (hầu hết có ở các tỉnh miền bắc),
– Thân ngầm đều có 2 hàng mắt hai bên, các mắt này (chồi ngủ) là đối tượng phát triển thành măng, thành Tre. Quá trình phát triển từ măng thành Tre được thực hiện như cái đèn xếp bằng sự kéo dài liên tục của các lóng, khi măng lên cao các bẹ mo già khô rụng đi thì lúc đó kích thước của lóng Tre được định hình về đường kính và chiều dài, khi cây măng phát triển đến chiều cao, ngọn măng có đuôi én thì kết thúc giai đoạn phát triển của măng và lúc này cây Tre được định hình về đường kính và chiều cao, từ đó về sau cây Tre không to và cao thêm mà chỉ tăng thêm về phẩm chất, cây già cứng tăng giá trị sử dụng.
Rừng Tre sau khi trồng ra măng vào mùa mưa từ tháng 5 – 9 hàng năm. Đối tượng cây ra măng là cây dưới 1 năm tuổi, mỗi gốc Tre 1 tuổi có từ 8 – 14 chồi ngủ, nhưng mỗi gốc chỉ sinh từ 2 đến 4 măng, và khả năng phát triển thành Tre chiếm tỉ lệ rất thấp (trên dưới 1 cây / 1 gốc mẹ), phần lớn số măng mọc bị chết thui đi do thiếu nước, thiếu dinh dưỡng hoặc côn trùng phá hoại.
Đợt măng đầu thường là măng khoẻ, vì trong 1 thân ngầm các mắt ngủ cùng sống trong điều kiện khí hậu đất đai như nhau, nhưng mắt ngủ nào có sức sống mạnh hơn sẽ phát triển thành măng trước, các mắt có sức sống kém hơn thì phát triển thành măng sau, thường là đợt măng muộn, theo kinh nghiệm của nhân dân, đợt măng muộn thường khai thác làm thực phẩm.
– Thời gian định hình của măng kể từ khi măng ló ra khỏi mặt đất đến khi măng có đuôi én phụ thuộc vào:
+ Đường kính của măng to thì thời gian định hình của măng dài, có khi kéo dài tới 100 ngày (Nguyễn Thị Phi Anh 1966-1968).
+ Thời tiết: Thời tiết thuận lợi thì thời gian định hình ngắn.
+ Mật độ: Mật độ thưa thời gian định hình ngắn hơn mật độ trồng dày.
Những năm đầu của rừng mới trồng, đường kính của măng nhỏ nên thời gian định hình ngắn (30 – 35 ngày) một búi có thể phát triển 3 – 4 thế hệ cây trong năm. Những năm về sau khi rừng khép tán, hệ rễ đan dày đặc trên lớp đất mặt, đất rừng bị khô, mùa mưa mới ra măng, măng của những năm này to hơn những năm đầu khi rừng mới trồng. Thời gian định hình của măng kéo dài hơn mỗi năm một búi chỉ phát triển thêm một thế hệ cây. Dựa vào thời gian định hình của măng mà chúng ta có biện pháp tác động hợp lý để nâng cao hiệu suất của rừng .
Thời gian ra măng của Tre gầy và luồng
Loài | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | |||||
M | % | M | % | M | % | M | % | M | % | |
Tre gầy | 544 | 46 | 318 | 27 | 165 | 14 | 117 | 10 | 17 | 1 |
Tre luồng | 720 | 38 | 629 | 33 | 148 | 7 | 196 | 10 | 176 | 9 |
( M : Số măng mọc – tính bằng cái )
Như vậy, thời gian ra măng của hai loài Tre gầy và luồng tập trung vào tháng 6,7 (Luồng 71%, Tre gầy 73%) và đều tập trung vào tháng mưa nhiều nhất, tổng lượng mưa của tháng 5,6,7 là 852mm chiếm 53% lượng mưa của cả năm. Nhiệt độ bình quân của 2 tháng này cũng lớn nhất trong năm (28072 ).
4. ảnh hưởng của kích thước hố trồng.
Làm đất cục bộ tức là làm đất theo hố, với 4 loại kích thước và có kết quả như sau:
ảnh hưởng của kích thước hố tới sinh trưởng của rừng trồng
Loài cây
Kích thước hố |
Luồng | Gầy | ||||
N/búi | Dbq (cm) | Hbq(m) | N/búi | Dbq (cm) | Hbq(m) | |
( Cây) | ( Cây) | |||||
0,6 x 0,6 x 0,5m | 7,2 | 3,62 | 3,03 | 3,35 | 4,07 | 3,76 |
1 x 1 x 0,5 m | 8,7 | 3,95 | 6,05 | 7,23 | 4,42 | 5,05 |
1,5 x 1,5x 0,5m | 10,3 | 4,49 | 5,81 | 6,67 | 4,13 | 4,40 |
2 x 2 x 0,5 m | 10,0 | 3,96 | 5,24 | 4,08 | 3,61 | 4,75 |
Từ số liệu trên chúng tôi có nhận xét: Kích thước hố trồng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của rừng trồng. Các loại kích thước có chiều dài rộng: 1m, 1,5m, 2,0m, sâu 50 cm so với loại kích thước trồng bình thường (60cm x 60cm x50cm ) thì số lượng cây bình quân trên búi đều gấp từ 1,2 đến 1,8 lần .
Đất trồng đều phải cuốc, lấp trước khi trồng 1 tháng; lớp đất lấp xuống hố phải là lớp đất mặt, lấp 2/3 hố, đất trong hố phải được xăm nhỏ, trộn đều phân, đối với phân chuồng mỗi hố bón 10 kg /hố hoặc bón lót phân NPK 1kg/hố.
5. ảnh hưởng của bón phân đến năng xuất rừng trồng luồng .
ảnh hưởng của bón phân đến năng xuất rừng trồng luồng
Ô
Chỉ tiêu |
I | II | III | Đối chứng |
Tổng măng mọc | 1139 | 996 | 1253 | 429 |
Tổng măng chết | 437 | 416 | 603 | 163 |
Tổng măng phát triển thành cây | 702 | 580 | 650 | 266 |
Năng suất so với đối chứng | 263,9 | 218,04 | 244,36 | 100 |
Công thức I : bón 1kg NPK/ búi/ năm
Công thức II : bón 2kg NPK/ búi/ năm
Công thức III : bón 3kg NPK/ búi/ năm
Về năng xuất các công thức bón phân đều tăng từ 2 đến 2,5 lần so với công thức không bón phân.
6. ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ măng phát triển thành luồng
ảnhhưởng của phân bón đến tỷ lệ măng phát triển thành Luồng
công thức
Trị số quan sát |
ĐVT | I | II | III | Đối chứng | ||||
Tổng măng mọc | Cái | 4026 | 3574 | 4106 | 3300 | ||||
Tổng măng chặt | Cái | 2246 | 2380 | 2672 | 2220 | ||||
Tổng trọng lượng | Kg | 1308 | 1238 | 1460 | 1232 | ||||
Tổng măng chết | Cái | 666 | 334 | 580 | 846 | ||||
Tổng măng phát triển thành Tre | Cây | 1114 | 62% | 860 | 59% | 854 | 59% | 234 | 21% |
Từ bảng trên chúng tôi nhận xét :
– Đối với rừng 4- 5 tuổi lượng măng thu được từ 1,2 – 1,4 tấn /ha .
– Đối với cây ở ô đối chứng: Tỷ lệ măng chết nhiều , tỷ lệ măng phát triển thành Tre rất thấp (21 %) trong khi đó tỷ lệ măng phát triển thành Tre ở các công thức I (62 %) ; II (72%) , III ( 59 % ) .
7. ảnh hưởng của phân bón đến sản lượng măng gầy
ảnhhưởng của phân bón đến sản lượng măng gầy
( tính cho 1 ha )
công thức
Trị số quan sát |
ĐVT | I | II | III | Đối chứng |
Tổng măng mọc | Cái | 2700 | 3158 | 3416 | 1600 |
Tổng măng chặt | Cái | 1374 | 1800 | 2040 | 1350 |
Tổng trọng lượng | Kg | 824 | 1044 | 1108 | 438 |
% so với đối chứng | Cái | 188% | 238% | 252% | 100% |
Đối với rừng gầy 4 -5 tuổi ảnh hưởng của phân bón đến sản lượng măng thu được trên một ha rất rõ nét, công thức bón phân năng suất so với công thức đối chứng (I: 188%, II: 238 %, III: 252 %) .
– Trọng lượng bình quân của măng giữa các công thức cũng khác nhau:
Công thức Đ/C = 0,32 kg/ măng; công thức I = 0,59 kg /măng, ct II = 0,58 kg / măng; ct III = 0,54 kg /măng.
Như vậy, muốn trồng Tre để lấy cây hay để lấy măng có năng suất thì đều phải trồng thâm canh . Về sản lượng măng tăng trên 2 lần, về măng phát triển thành Tre tăng hơn 5 lần so với đối chứng .
* Đào 10 gốc Tre đã khai thác măng số liệu thu được như sau
ảnhhưởng của việc khai thác măng đến việc ra măng của gốc mẹ
TT | Tổng số mắt trên gốc mẹ | Số mắt ra măng | Số mắt không ra măng |
1 | 5 | 5 | 0 |
2 | 6 | 5 | 1 |
3 | 7 | 6 | 1 |
4 | 6 | 6 | 0 |
5 | 6 | 6 | 0 |
6 | 5 | 5 | 0 |
7 | 6 | 5 | 1 |
8 | 5 | 5 | 0 |
9 | 7 | 6 | 1 |
10 | 4 | 4 | 0 |
Tổng | 57 | 53( 93%) | 4( 7%) |
Nhận xét: – Các công thức khai thác măng chúng tôi thấy đã kích thích 100% số mắt ngủ ra măng tỉ lệ chiếm 93% Số mắt còn lại không thành măng là do bị sâu phá, bị thối.
8. Hàm lượng một số chất dinh dưỡng của một số loài Tre
Hàm lượng một số chất dinh dưỡng chủ yếu (tính theo % chất khô)
Số TT | Tên Tre | Đường tổngsố(%) | Đạm(N)
tổngsố% |
Prô tít
(%) |
A xítamin | Xenlulôra | VitaminC |
1 | Luồng | 20,70 | 3,10 | 19,37 | 2,10 | 28,00 | 167,20 |
2 | Gầy | 25,50 | 3,80 | 23,75 | 2,60 | 21,00 | 105,60 |
3 | Tre tàu | 24,30 | 3,60 | 22,50 | 2,40 | 20,00 | 154,00 |
4 | Mạnh tông | 32,50 | 3,80 | 23,75 | 2,60 | 23,00 | 96,80 |
Bảng trên cho thấy: Tre gầy cũng là cây có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, có thể xếp vào cây trồng để lấy măng như: Tre tàu, Mạnh Tông, Tre Đài Loan.
IV. Kết luận và thảo luận
Sau 5 năm nghiên cứu chúng tôi có kết luận sau:
– Tre gầy và luồng đều là loài mọc nhanh, măng ăn ngon, sản lượng măng từ năm thứ 3 trở đi đạt trên 1tấn / ha/ năm.
– Hai loài Tre này có thể tạo giống bằng phương pháp chiết cành có bọc Nilon.
– Kích thước hố trồng rộng trên 1m đều cho năng suất gấp 2 lần trồng bình thường.
– Lượng phân bón: N = 2,9kg, P = 2 kg, K = 2kg, phân chuồng hoai 22,5kg /búi/ năm, chia làm 6 lần bón/ năm.
– Dụng cụ khai thác măng phải sắc bén, vị trí cắt măng giáp phía trên của thân ngầm.
– Chiều cao măng khai thác từ 20 – 30cm.
Summary: This research has been conducted with 2 bamboo species: Dendrocalamus sp. and Dendrocalmus membranaceus
– Propagation of these two species can be done by branch layering with nylon wrapping.
– Planting hole with size 1m x 1m x 0.5m gives productivity doubled as compared with ordinary size.
– Fertilizer application: N 2.9kg; P 2kg; K 2kg decomposed farmyard manure 22.5kg/ clump/ year, devided into 6 times of application in a year.
– Tool for culm harvesting must be sharp, the shoots are cut close to the rhizome surface, height of harvested shoots is 2- 30cm.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Đình Đại,1967. Phân loại Tre trúc theo hình thái.
2. Nguyễn Thị Phi Anh,1967. Kỹ thuật trồng Tre diễn ở Cầu Hai.
3. Hoàng Xuân Tý,1971. ảnh hưởng của trồng Tre thuần loại đến độ phì của đất.
4. Nguyễn Ngọc Bình (1963 – 1964). Đặc điểm đất trồng luồng.
5. Phạm Văn Tích (1965 – 1968). Nghiên cứu kỹ thuật trồng luồng tại Thanh Hoá.
6. Trần Nguyên Giảng và Lưu Phạm Hoành (1976 – 1977 ). Nghiên cứu kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng luồng.
7. Đoàn Chương và Lê Quang Liên (1976 – 1977). Đặc điểm sinh vật học và biện pháp phòng trừ sâu vòi voi hại măng.
8. Ngô Quang Đê,1994. Gây trồng Tre trúc.
9. Lê Quang Liên (1986 – 1990). Nghiên cứu di thực cây luồng Thanh Hoá ra vùng Trung tâm.
10. Lê Quang Liên,1994. Tài liệu tập huấn kỹ thuật trồng luồng.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD