Võ Đại Hải
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định lượng carbon hấp thụ của 3 dạng rừng trồng phổ biến ở Việt Nam là rừng trồng thuần loài Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc định lượng giá trị môi trường và chi trả dịch vụ môi trường rừng ở nước ta.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng lượng carbon hấp thụ trung bình của lâm phần Keo lai là 68,92 tấn carbon/ha, rừng Keo tai tượng trung bình là 93,04 tấn carbon/ha và rừng Keo lá tràm đạt khoảng 51,91 tấn carbon/ha. Cấu trúc lượng carbon trong lâm phần tập trung chủ yếu ở trong đất rừng (chiếm 36,86 – 95,6% đối với Keo lai, trung bình 44% đối với Keo tai tượng và 26,43 – 86,77% đối với Keo lá tràm),… Ở cùng một tuổi, lượng carbon hấp thụ của lâm phần có xu hướng giảm dần theo cấp đất và trong cùng một cấp đất thì lượng carbon hấp thụ của lâm phần tăng dần theo tuổi, chẳng hạn đối với loài Keo lai, ở cùng tuổi 4 lượng carbon hấp thụ ở cấp đất I đạt 81,16 tấn carbon/ha và con số này giảm xuống chỉ còn 58,11 tấn carbon/ha đối với cấp đất IV;…. Giữa tổng lượng carbon hấp thụ của lâm phần 3 loài Keo có mối quan hệ chặt chẽ với các nhân tố điều tra dễ đo đếm như: tuổi (A), mật độ (N), đường kính ngang ngực (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn). Do vậy, trong thực tế có thể ứng dụng các kết quả này trong việc xác định nhanh khả năng hấp thụ carbon của 3 dạng rừng trồng nói trên.
Từ khóa: Hấp thụ carbon; Rừng trồng thuần loài; Keo lai; Keo tai tượng; Keo lá tràm
ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu toàn cầu do sự gia tăng nồng độ C02 trong khí quyển đã và đang gây nên những tác động tiêu cực về môi trường sống như mực nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt,… ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của con người và trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội. Với hàng loạt các sự kiện như phê chuẩn Công ước biến đổi khí hậu (năm 1994), ký Nghị định thư Kyoto (năm 2002) và thành lập Ban Tư vấn và Điều hành quốc gia về CDM (năm 2003) cho thấy, Việt Nam đã có những hoạt động tích cực để góp phần ngăn chặn sự nóng lên của trái đất trên phạm vi toàn cầu. CDM và hiện nay là REDD đã mở ra cơ hội lớn đầy triển vọng cho ngành lâm nghiệp trong việc chi trả các dịch vụ môi trường rừng, đặc biệt là khả năng lưu giữ carbon của hệ sinh thái rừng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về lượng giá các giá trị của rừng thường chỉ tập trung vào các giá trị kinh tế, phòng chống xói mòn, điều tiết nước của rừng,…mà chưa quan tâm đúng mức đến giá trị dịch vụ môi trường rừng, đặc biệt là khả năng hấp thụ carbon. Vì vậy, việc định lượng khả năng hấp thụ carbon làm cơ sở xác định giá trị thương mại carbon là việc làm cần thiết, đặc biệt là đối với 3 loài Keo (Keo lai, Keo lá tràm, Keo tai tượng) – những loài cây trồng rừng chính ở nước ta hiện nay.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, trang 305-315)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Nghiên cứu đặc điểm lâm học một số hệ sinh thái rừng chủ yếu ở Việt Nam
- Kết quả đánh giá sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ và Thông nhựa tại Đại Lải, Vĩnh Phúc
- Kết quả nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Thục quỳ (Maesopsis eminii. Engl), Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai. Rofe), Thúi (Parkia sumatrana. Miq) ở vùng Đông Nam bộ
- Đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A. camus) tại Lâm Đồng
- Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con một số loài cây ngập mặn trên các dạng cát, sỏi, đá, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo phái Nam