Đinh Văn Tự
Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Trúc sào (Phyllostachys pubescens Magel ex de lehaie) còn có tên gọi may khoán cáo – rào pến, là một loài cây có giá trị kinh tế về nhiều mặt, được mang từ Trung Quốc về trồng ở nước ta từ lâu đời. Ngày nay Trúc sào được trồng nhiều và thích nghi với điều kiện sống ở một số vùng núi thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên.
Trong những năm gần đây, nhu cầu về nguyên liệu Tre trúc để phục vụ phát triển các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu ở nước ta cao, nên cần mở rộng nhiều vùng trồng Trúc sào.
Khu vực ven hồ sông Đà (Hoà Bình) hiện nay đang có sự biến đổi dần dần về sinh thái thích hợp cho Trúc sào, nên việc nghiên cứu thử nghiệm di thực cây Trúc sào từ Cao Bằng về vùng Hoà Bình là cần thiết để mở rộng vùng nguyên liệu chế biến các mặt hàng Tre trúc cho tỉnh, bảo vệ cảnh quan và cải thiện đời sống người dân các dân tộc ở địa phương.
I.Phương pháp, vật liệu và mục tiêu nghiên cứu.
1. Phương pháp nghiên cứu.
Khảo sát tổng hợp so sánh các điều kiện tự nhiên của vùng phân bố Trúc sào (Nguyên Bình, Cao Bằng) và vùng vên hồ sông Đà.
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước và nước ngoài về cây Trúc sào.
áp dụng quy trình nghiên cứu lâm sinh, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm các mô hình nông lâm kết hợp.
Dựa vào mối liên quan giữa đặt tính sinh vật học của cây và các điều kiện ngoại cảnh để phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu .
2. Vật liệu nghiên cứu.
Trồng 2 ha Trúc sào tại xã Bình Thanh (Kỳ Sơn, Hoà Bình) bằng các hom thân ngầm ở Nguyên Bình (Cao Bằng ) và ven thị xã Bắc Kạn.
Các công thức thí nghiệm (ít nhất 20 ¸30 hom) theo các đối tượng khác nhau. Đo đếm (2 lần/1 năm ) bằng thước kẹp, thước sào.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
– Tổng hợp các đặt tính sinh vật học của cây Trúc sào.
– Đánh giá kết quả di thực vật cây Trúc sào về Hoà Bình (về điều kiện tự nhiên và sinh trưởng ).
– Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật.
II. Kết quả nghiên cứu.
1. Các đặc tính sinh vật họctương đối đầy đủ của cây Trúc sào đã được tập hợp từ các tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước và qua thựuc tế quan sát, tổng hợp tại các hiện trường nghiên cứ trong 5 năm.
2. Các kết quả thí nghiệm
2.1.Hom giống:
Trồng Trúc sào bằng hom rễ bánh tẻ (2 tuổi ) dài 40 ¸60 cm, có 3 ¸5 mắt là có hiệu quả cao nhất (các thí nghiệm về dâm hom thân khi sinh qua xử lý hoá chất Trúc sào hoặc cấy mô chưa có hiệu quả).
2.2.Thời vụ trồng:
– Trồng vụ xuân: tháng 2, 3. Tốt nhất là dâm hom từ tháng 11 ¸12 cho ra rễ ổn định trước lúc ra măng tháng 3, 4 tỷ lệ sống và chất lượng tăng 15 ¸20% so với trồng thẳng.
Biểu 1. So sánh một số chỉ tiêu Trúc sào trồng trên đất feralit vàng xám
phát triển trên sa phiến thanh.
TT | Yếu tố so sánh | Hoà Bình | Cao Bằng |
1 | Tỷ lệ sống trung bình vụ xuân (%) | 70 | 80 |
2 | Tỷ lệ sống vụ thu (%) | 50 | 62 |
3 | Chiều dài trung bình rễ ngầm 1 tuổi (m) | 0.8 | 1.2 |
4 | Chiều dài trung bình rễ ngầm 2 tuổi (m) | 1.6 | 2.1 |
5 | Chiều dài trung bình rễ ngầm 3 tuổi (m) | 2.0 | 2.5 |
6 | Số rễ ngầm/ gốc 3 tuổi | 3-5 | 5-7 |
7 | Số măng/ gốc 3 tuổi | 3-6 | 4-7 |
8 | D cây 3 tuổi (cm) | 1.7 | 2.5 |
9 | H cây 3 tuổi (m) | 0.05 | 3.57 |
Biểu 2. Tình hình sinh trưởng Trúc sào theo độ tuổi.
Lô | Sườn dốc 250 | Sườn dốc 450 | ||||||||||
H (m) | D (cm) | H (m) | D (cm) | |||||||||
Max | H | Min | Max | D | min | Max | H | Min | Max | D | min | |
D | 1.23 | 0.91 | 0.52 | 1.1 | 0.8 | 0.4 | 1.08 | 0.79 | 0.41 | 1.0 | 0.6 | 0.4 |
D | 2.10 | 1.56 | 1.05 | 2.0 | 1.4 | 0.9 | 1.51 | 1.05 | 0.53 | 1.4 | 1.0 | 0.5 |
D | 3.26 | 2.35 | 1.21 | 2.6 | 2.1 | 1.1 | 2.52 | 1.73 | 1.10 | 2.0 | 1.5 | 1.1 |
2.3. Đất trồng:
Đất ferrait vàng xám phát triển trên sa phiến thạch ít dốc, xốp, ẩm mát, còn tính chất đất rừng ở độ cao 300m trở lên. Tỷ lệ sống tăng 2 ¸3 lần so với đất trồng khô.
Hướng dốc tốt nhất là Nam hoặc Đông Nam. Dốc trên 300 cây giảm 10 ¸25% chiều cao, đường kính, do đất khô, mỏng, dễ bị gió làm đổ.
2.4. Bón phân:
Bón phân cho Trúc là cần thiết để tăng sức sống cho cây. Nên bón thúc cho cây lúc cây mọc ổn định, bộ rễ nhất là nơi đất dốc xói mòn nhiều.
– Bón 5kg phân chuồng/ gốc hoặc 0.5kg NPK/gốc thì hiệu suất tăng trưởng D và H tăng hơn 10 ¸25% so với không bón.
Biểu3. Tình hình sinh trưởng của Trúc sào sau bón phân (lô C).
Tuổi
CT bón |
Cây trồng 24 tháng | Cây trồng 36 tháng | Số măng và cây con mỗi gốc | ||
H(m) | D(cm) | H(m) | D(cm) | ||
NPK0,5kg/gốc | 2.35 | 1.4 | 2.95 | 1.9 | 4-11 |
NPK0,3kg/gốc | 2.43 | 1.2 | 2.81 | 1.8 | 3-10 |
NPK0,2kg/gốc | 2.08 | 1.0 | 2.72 | 1.4 | 3-8 |
Phân chuồng 5kg/gốc | 2.58 | 1.5 | 3.00 | 2.0 | 6-12 |
Phân chuồng 3kg/gốc | 1.31 | 1.3 | 2.70 | 2.1 | 5-12 |
Phân chuồng 1,5kg/gốc | 1.05 | 1.1 | 2.50 | 1.4 | 3-13 |
ĐC | 1.01 | 1.4 | 2.42 | 1.5 | 4-10 |
2.5. Nên trồng Trúc sàotheo băng đồng mức cự ly trên 3m. 3 năm đầu xen cây gỗ với cự ly không cạnh tranh ánh sáng lúc Trúc mọc nên cao.
– Việc lựa chọn các mô hình xen canh tối ưu cần tiến hành tiếp.
Biểu 4. Sinh trưởng Trúc sào tại các mô hình trồng xen.
PTtrồng | Mô hình | Độ tàn che | H(m) | Tình hình sinh trưởng | ||
Lúc trồng | Sau 3 năm | TB, mọc dày bị chèn ép | ||||
Ô | Trúc , vải, mận | 0.3 | 0.4 | 3.25 | 2.0 | |
Băng | Trúc, chuối, đu đủ | 0.4 | 0.5 | 3.46 | 1.9 | Tốt, nhiều măng mọc vống cong |
Ô | Trúc dưới tán rừng | 0.5 | 0.2 | 1.75 | 1.0 | Kém, cây yếu thấp |
Băng | Trúc+ sắn ( che 6 tháng) | 0.5 | 0.2 | 3.15 | 1.8 | Tốt, khoẻ cân đối |
2.6. Đề xuất bản hướng dẫnkỹ thuật trồng Trúc sào tại Hoà Bình.
III. Thảo luận – kết luận.
1. Hạn chế của kết quả nghiên cứu: Trúc sào là cây trồng lâu năm, càng trồng lâu năm thì đường kính chiều cao các cây lớp sau càng lớn, cho nên với thời gian theo dõi thí nghiệm 3 ¸4 năm thì các kết quả theo dõi còn bị hạn chế về mặt số liệu, đánh giá và độ chính xác đo đếm.
2. Kết luận: Việc di thực cây Trúc sào từ Cao Bằng về Hoà Bình là có thể làm được và nên làm vì giữa 2 vùng núi Cao Bằng và Hoà Bình tuy có sai khác về vĩ độ, độ cao gây nên sự sai khác về nhiệt độ, độ ẩm trung bình năm nhưng có sự điều hoà của điều kiện vùng hồ rộng lớn nên tốc độ sinh trưởng của Trúc sào ở đây qua theo dõi trồng 3 năm đầu không sai khác nhiều so với Trúc sào ở Cao Bằng ( khoảng 20 ¸25% ) cả về tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng.
Trong tương lai, điều kiện khí hậu vùng hồ sông Đà sẽ biến đổi dần phù hợp với Trúc sào hơn nên di thực Trúc sào vào vùng này là có triển vọng.
3. Khuyến nghị: Cây Trúc sào là cây có giá trị từ nhiều mặt nên cần được chú ý đầu tư nghiên cứu lâu dài và triệt để tạo thành một loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao ở nước ta phục vụ sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
Việc nghiên cứu nhân giống bằng cấy mô cần được tiến hành để giải quyết các khó khăn về nguồn giống Trúc sào hiện nay khi mở rộng vùng trồng kể cả ở các vùng phân bố Cao Bằng, Bắc Kạn . . .
Các lô thí nghiệm cần được tiếp tục chăm sóc bảo vệ để tạo nguồn giống cho địa phương phát triển sản xuất sau này.
Summary: Phyllostachys pubesens is much planted and adaptable to growing conditions in some mountainous regions of Cao Bang, Bac Kan and Thai Nguyen provinces. This research shows that the introduction of Phyllostachys pubesens in Hoa Binh from Cao Bang is feasible and should be done. As Phyllostachys pubesens has manifold value, attention must be paid to long- term and comprehensive research.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Đức Hậu – Trần Ty. Trúc Việt Bắc.
2. Ngô Quang Đê, Trường ĐHLN. Gây trồng Tre trúc 3. Quy trình trồng Trúc ( Sở Lâm nghiệp Cao Bằng ).
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Bảo tồn một số loài Tre trúc quý hiếm ở việt nam
- Tài nguyên Tre Việt nam
- Cần quan tâm đúng mức tới việc bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng nhiệt đới
- Phương pháp Phân tích và phát triển thị trường (MA&D) và ứng dụng trong phân tích thị trường lâm sản ngoài gỗ tại huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình
- Chuyển đổi nhanh khối lượng thể tích của gỗ ở các độ ẩm gỗ khác nhau