Trần Văn Con
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Sự thành công của quản lý rừng bền vững ở cấp tác nghiệp phải dựa trên sự hiểu biết về các quá trình xảy ra trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên và các phản ứng của chúng đối với các tác động can thiệp. Rừng tự nhiên ở Việt Nam đã được quản lý từ 4 thập kỷ nay nhưng các kiến thức về các quá trình như vậy vẫn rất hạn chế do thiếu các dữ liệu từ hệ thống ô tiêu chuẩn định vị (ÔTCĐV). Có ba vấn đề cần phải dựa vào hệ thống ÔTCĐV để xác định là: lượng tăng trưởng đường kính để xác định đường kính khai thác tối thiểu và luân kỳ khai thác; lượng tăng trưởng thể tích để xác định lượng khai thác cho phép hàng năm; và động thái cấu trúc lâm phần để dự báo các điều kiện rừng trong tương lai. Hệ thống ô tiêu chuẩn tạm thời và/hoặc giải tích cây không có khả năng cung cấp dữ liệu thiết thực cho nhiều loài cây nhiệt đới, do đó cần phải thu thập số liệu từ hệ thống ÔTCĐV.
Tổng số 64 ÔTCĐV có kích thước 1ha đã được Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thiết lập từ năm 2004 đến 2007. Hệ thông ÔTCĐV này được thiết lập để: (i) Nghiên cứu phân tích thảm thực vật rừng bao gồm cấu trúc, tổ thành loài và đa dạng sinh học; (ii) Nghiên cứu các quá trình động thái: sinh trưởng, chết và tái sinh bổ sung; (iii) Nghiên cứu chu trình dinh dưỡng như vật rơi rụng, tích lũy và phân hủy, thành phần dinh dưỡng của đất và động thái,…; (iv) Sinh thái loài; và (v) Các đặc tính lâm học khác của 4 hệ sinh thái rừng tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam, đó là: rừng lá rộng thường xanh (40 ô), rừng khộp (6 ô), rừng ngập mặn (10 ô) và rừng ngập phèn (8 ô).
Kết quả phân tích dữ liệu thu thập được từ hệ thống ÔTCĐV đưa đến các phát hiện sau đây: (i) các nhân tố phát sinh và vùng phân bố chủ yếu của 4 kiểu rừng; (ii) cấu trúc tổ thành, đa dạng loài, tầng phiến của 4 kiểu rừng; (iii) Động thái tái sinh và diễn thế thể hiện qua sự biến đổi trong các lớp cây tái sinh, tầng cây nhỏ, tầng cây cao thông qua các quá trình tái sinh bổ sung, sinh trưởng chuyển cấp và chết. (iv) năng suất của 4 kiểu rừng thể hiện qua các chỉ tiêu tăng trưởng bình quân đường kính, trữ lượng. Và (v) đặc điểm tiểu khí hậu trong các kiểu rừng so với nơi không có rừng.
Từ khóa: Đặc điểm lâm học; Ô tiêu chuẩn định vị; Rừng khộp; Rừng lá rộng thường xanh; Rừng ngập mặn; Rừng ngập phèn.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự thành công trong quản lý rừng bền vững phụ thuộc vào sự hiểu biết về các quá trình xảy ra trong các hệ sinh thái rừng (HSTR) và các phản ứng của chúng đối với các tác động lâm sinh. Rừng tự nhiên ở Việt Nam đã được quản lý từ hơn 40 năm nay, nhưng những hiểu biết về cấu trúc và các quá trình sinh thái của rừng vẫn còn rất hạn chế do thiếu các sơ sở dữ liệu được thu thập từ hệ thống ô tiêu chuẩn định vị (ÔTCĐV). Hệ thống ÔTCĐV là rất cần thiết cho việc tìm hiểu ba vấn đề quan trọng làm cơ sở cho quản lý rừng bền vững, đó là: (i) quy luật tăng trưởng đường kính làm cơ sở cho việc xác định đường kính khai thác tối thiểu và luân kỳ khai thác hợp lý; (ii) lượng tăng trưởng sản lượng rừng làm cơ sở tính toán lượng khai thác cho phép hàng năm và (iii) động thái cấu trúc lâm phần để dự báo các điều kiện của rừng trong tương lai.
Các nghiên cứu dựa trên hệ thống ô tiêu chuẩn tạm thời và giải tích thân cây đã bộc lộ không có khả năng cung cấp các số liệu đáng tin cậy cho nghiên cứu các quá trình động thái của các HSTR, vì vậy việc thiết lập hệ thống ô tiêu chuẩn định vị (ÔTCĐV) không chỉ là cần thiết và có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật lâu dài để nghiên cứu về rừng tự nhiên. Từ đó từng bước hoàn thiện thêm kiến thức lâm học về các HSTR tự nhiên và cung cấp cơ sở khoa học quan trọng cho việc đề xuất, xây dựng các giải pháp lâm sinh nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng rừng và chức năng đa mục đích của rừng.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, trang 297-304)
Tin mới nhất
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
Các tin khác
- Kết quả đánh giá sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ và Thông nhựa tại Đại Lải, Vĩnh Phúc
- Kết quả nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Thục quỳ (Maesopsis eminii. Engl), Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai. Rofe), Thúi (Parkia sumatrana. Miq) ở vùng Đông Nam bộ
- Đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A. camus) tại Lâm Đồng
- Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con một số loài cây ngập mặn trên các dạng cát, sỏi, đá, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo phái Nam
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất rừng trồng trên đất bazan thoái hóa tại Tây Nguyên