Nguyễn Thị Hải Hồng, Trần Nhật Nam, Nguyễn Thị Lệ Hà
Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Đánh giá đa dạng di truyền 41 mẫu lá Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) thu thập từ 10 tỉnh thuộc 3 vùng sinh thái lâm nghiệp tại Việt Nam bằng chỉ thị RAPD với 18 mồi ngẫu nhiên cho thấy các mẫu Dầu rái có đa dạng di truyền khá cao. Hệ số tương đồng dao động trong khoảng 43 – 100%. Các mẫu Dầu rái được chia thành 5 nhóm. Nhóm I gồm các mẫu D-CT-1-4 (Tân Phú, Đồng Nai), D-DMC-1-5 (Dương Minh Châu, Tây Ninh), D-TP-5,6,11 (Định Quán, Đồng Nai) có khác biệt di truyền 18, 21, 47 và 57 % với nhóm II, III, IV và V; Nhóm II gồm các mẫu D-CP-1-5 (Chư Prông, Gia Lai), D-ES-2,3,5 (Easup, Đắc Lắc) và mẫu D-TP-1 (Định Quán, Đồng Nai); Nhóm III gồm các mẫu D-BS-1-5 (Hoài Nhơn, Bình Định), D-HTB-1-5 (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận); Nhóm IV gồm các mẫuD-DT-4 và D-DT-5 (Đắc Tô, Kom Tum); và Nhóm V gồm các mẫu còn lại D-HCM-2,4,5,6 (Tp. Hồ Chí Minh) và D-TB-2,5,6,7 (Tân Biên, Tây Ninh).
Từ khóa: Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.), đa dạng di truyền, RAPD
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.), thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), là loài cây bản địa gỗ lớn thường xanh, có giá trị kinh tế cao, chiếm ưu thế trong rừng mưa nhiệt đới. Phân bố tự nhiên tại Bangladesh, Campuchia, Lào, Myanma, Ấn Độ, Philippin, Thái Lan và Việt Nam; Gỗ tốt, thích hợp dùng trong xây dựng và đóng tàu thuyền; Nhựa dầu của cây có thể được dùng để vô trùng các vết thương. Dầu còn được dùng để đốt đuốc, chống thấm nước, mực in trên đá hoặc làm chất đánh bóng (Appanah và Turnbull, 1998). Năm 2005, Bộ NN & PTNN quyết định đưa loài cây Dầu rái vào danh mục các loài cây chủ yếu tiên phong cho trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ đầu nguồn và trồng rừng cảnh quan đô thị và khu công nghiệp tại ba vùng sinh thái lâm nghiệp Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Các thông tin về đa dạng di truyền là rất quan trọng đối với các chương trình bảo tồn gen, chọn giống và phát triển các loài cây rừng. Tại Việt Nam, chỉ thị RAPD là một trong những chỉ thị được sử dụng khá phổ biến để đánh giá đa dạng di truyền ở nhiều loài cây lâm nghiệp như một số loài cây họ Dầu (Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự, 2005), Sao lá hình tim (Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự, 2006), Lim xanh (Quách Thị Liên và cộng sự, 2004), Tràm cajuputy (Trần Quốc Trọng và cộng sự, 2005), Cóc hành (Nguyễn Việt Cường, Phạm Đức Tuấn, 2007) và Gõ đỏ (Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự, 2007). Trong nghiên cứu này, chỉ thị RAPD được sử dụng để đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các cây trội Dầu rái ở các vùng sinh thái nhằm có định hướng cho việc nghiên cứu chọn giống và phát triển cây Dầu rái phục vụ trồng rừng trong tương lai.
(Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3 năm 2012, trang 2293-2301)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần hóa học của dầu hạt Lai (Aleurites molucana)
Các tin khác
- Nghiên cứu tác động của các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư vùng đệm đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Kon Ka King, tỉnh Gia Lai
- Đánh giá thực trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp do ủy ban nhân dân xã quản lý tại huỵện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
- Nghiên cứu vi sinh vật nội sinh và các hợp chất hóa học có hoạt tính kháng nấm gây bệnh ở các dòng Keo tai tượng khảo nghiệm tại Thừa Thiên Huế
- Xây dựng cơ sở khoa học đề xuất hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên tại vùng đệm vườn quốc gia Chư Mom Ray tỉnh Kon Tum
- Nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng kín ẩm thường xanh ẩm nhiệt đới tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú - Đồng Nai