Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Trọng Nhân, Bùi Duy NgọcViện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamTÓM TĂTGỗ Hông (Paulownia fortunei(seem) Hemse), Thông mã vỹ (Pinus masoniana Lamb) và Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh) được nghiên cứu sử dụng để tạo ván ghép thanh. Kết quả nghiên cứu đã xác định được số liệu về gỗ nguyên liệu; đề xuất các giảp pháp công nghệ xử lý ẩm để giảm nứt vỡ cho gỗ Bạch đàn trắng, luộc gỗ làm giảm lượng nhựa cho gỗ Thông mã vỹ để tăng cường khả năng dán dính của gỗ; giải pháp xử lý bảo quản để tăng cường độ bền sinh học cho gỗ; xây dựng các chế độ sấy; tổng hợp kết quả nghiên cứu đã đề xuất được công nghệ tạo ván ghép thanh từ gỗ Hông, Thông mã vỹ, Bạch đàn trắng làm nguyên liệu sản xuất đồ mộc văn phòng phục vụ tiêu dùng trong nước.Từ khóa: Ván ghép thanh, Rừng trồng.
MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, nước ta đã và đang triển khai nhiều chương trình trồng rừng với các loài cây mọc nhanh được nhập nội và cây bản địa. Một số loài cây được gây trồng chủ yếu bao gồm: bạch đàn, keo, thông, tràm, bồ đề, mỡ, hông. Hiện nay, gỗ khai thác từ rừng trồng đang dần trở thành nguồn nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến gỗ. Với sự thay đổi đối tượng nguyên liệu từ gỗ rừng tự nhiên sang gỗ rừng trồng, ngành chế biến gỗ ở Việt Nam hiện đang tập trung phát triển chế biến các loại hình ván nhân tạo (ván ghép thanh, ván dăm, ván dán, ván MDF…) và các sản phẩm gỗ xẻ để sản xuất đồ mộc trong đó có đồ mộc xuất khẩu. Ván ghép thanh là một trong những sản phẩm ván nhân tạo được sản xuất với khối lượng lớn bởi những ưu điểm có thể tạo ra những tấm gỗ có kích thước lớn, loại bỏ được nhiều khuyết tật tự nhiên, dễ gia công chế biến, tận dụng được nguyên liệu. Ở nước ta, sản xuất ván ghép thanh được hình thành từ một vài thập niên trở lại đây, các sản phẩm nội thất từ ván ghép thanh phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Các loại gỗ rừng trồng có trữ lượng ngày càng lớn, nhưng có nhược điểm về đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ vật lý, tính chất công nghệ, thành phần hoá học. Chính những nhược điểm này đã gây ra không ít khó khăn trong quá trình gia công chế biến và sử dụng gỗ như: gỗ dễ bị nứt vỡ, cong vênh, khả năng dán dính kém, nhiều mắt mấu dẫn đến tỷ lệ sử dụng gỗ rất thấp và chất lượng sản phẩm không cao. Đặc biệt, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, hầu hết các loại gỗ rừng trồng rất dễ bị côn trùng và nấm gây hại ngay sau khi khai thác, trong quá trình chế biến và sử dụng. Để giảm bớt thiệt hại do nấm, côn trùng gây ra, các giải pháp xử lý bằng thuốc bảo quản được đánh giá là đạt hiệu quả hữu hiệu nhất.
(Trang 1273-1280)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, thời gian ngâm polyetylenglycol (Peg-600) đến ổn định của gỗ Mỡ biến tính
- Lựa chọn môi trường nhận nuôi nấm Metarhizium để diệt mối Odontotermes Angustignathus Tsai Etchen hại cây con lâm nghiệp
- Kết quả điều tra kinh nghiệm sử dụng cây cỏ dùng làm thuốc của đồng bào Thái xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
- Đánh giá sinh trưởng của Mây nếp trồng trong vườn hộ và dưới tán rừng Bắc Kạn
- Thành phần loài và giá trị sử dụng của nhóm lâm sản ngoài gỗ có sợi: Tre trúc và song mây ở Lâm Đồng