Hà Huy Thịnh, Nguyễn Đức Kiên, Phí Hồng Hải
Đoàn Thị Mai, Mai Trung Kiên, Lê Sơn và Đỗ Hữu Sơn
Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng
TÓM TẮT
Mục tiêu của đề tài “Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực”giai đoạn 2006 – 2010 nhằm (i) chọn lọc được một số giống có năng suất cao và chất lượng gỗ tốt cho các mục tiêu sử dụng gỗ khác nhau; (ii) phát triển công nghệ nhân giống nhanh hàng loạt cho các giống đã được cải thiện di truyền nhằm đưa nhanh các giống này vào thực tế sản xuất; (iii) tạo lập được quần thể chọn giống có tính đa dạng di truyền cao cho một số loài cây trồng rừng chủ lực phục vụ cho mục tiêu cải thiện giống trong tương lai.
Đề tài là sự tiếp nối, kế thừa các kết quả nghiên cứu và tập đoàn giống công tác có tính đa dạng cao được tạo ra từ các đề tài và dự án trong giai đoạn 2000 – 2005. Các hoạt động nghiên cứu chủ yếu của đề tài bao gồm:
– Chọn lọc các dòng vô tính trong các khảo nghiệm giống lai cũng như giống thuần loài có sinh trưởng nhanh và chất lượng gỗ phù hợp để phát triển vào sản xuất.
– Nghiên cứu lai giống giữa các cây có giá trị chọn giống cao nhất trong các quần thể chọn giống nhằm tạo ra giống lai có ưu thế lai vượt trội về sinh trưởng và chất lượng gỗ
– Xây dựng các quần thể chọn giống thế hệ 2 có tính ưu việt về di truyền cao hơn thế hệ 1 và có mức độ đa dạng di truyền cao phục vụ cho nghiên cứu cải thiện giống trong tương lai.
– Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng hàng loạt các giống có triển vọng cho trồng rừng
– Ứng dụng chỉ thị phân tử trong đánh giá đa dạng di truyền trong các quần thể chọn giống và vườn giống.
Một số kết quả nổi bật của đề tài trong giai đoạn 2006 – 2010:
– 19 dòng Keo lá tràm, Bạch đàn camal đã được Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật cho trồng rừng ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ; 10 khảo nghiệm hậu thế/khảo nghiệm dòng vô tính của một số loài cây trồng rừng chính đã được tỉa thưa di truyền và được công nhận là vườn giống quốc gia để cung cấp hạt giống được cải thiện cho trồng rừng
– Đã lai tạo thành công 140 tổ hợp lai của các loài bạch đàn, keo và Thông nhựa và đã tiến hành khảo nghiệm trên nhiều vùng sinh thái. Đã chọn lọc được một số tổ hợp bạch đàn lai có sinh trưởng nhanh và đồng thời đã chọn lọc được các cá thể tốt nhất trong các tổ hợp lai để khảo nghiệm dòng vô tính, trên cơ sở đó đã chọn lọc được một số dòng bạch đàn lai có triển vọng cho trồng rừng trên các vùng sinh thái khác nhau.
– Nhằm đa dạng hóa nền tảng di truyền cho chộn giống, đề tài đã chọn lọc thêm được 1200 cây trội, từ đó thu hái được 700 lô hạt và dẫn được 650 dòng vô tính. Đề tài đã xây dựng được 10ha vườn giống thế hệ 2 và 6ha vườn tập hợp tập đoàn giống công tác cho các loài bạch đàn và keo.
– Đề tài đã hoàn thiện quy trình nhân giống và xây dựng 8 hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô và giâm hom cho các giống có triển vọng và xây dựng quản lý vườn giống.
– Song song với đó trong quá trình triển khai đề tài cũng đã tham gia đào tạo thành công cho 3 nghiên cứu sinh và 7 thạc sỹ trong và ngoài nước; đề tài cũng đã công bố 16 bài báo trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.
Tóm lại, đề tài “Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực”giai đoạn 2006 – 2010 đã thực hiện thành công các nội dung nghiên cứu và hoàn thành các mục tiêu đặt ra của đề tài. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng ở nước ta. Về lâu dài, các tập đoàn giống công tác có tính đa dạng di truyền cao cũng như các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp cho công tác nghiên cứu cải thiện giống cây rừng ở nước ta phát triển một cách bền vững.
Từ khóa: Cải thiện giống, Cây trồng chủ lực.
Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010 trang 5-15
Tin mới nhất
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống Mắc ca thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia”;
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống Bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc”.
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây rừng (Năm 2023).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”.
Các tin khác
- Mối quan hệ di truyền tập đoàn giống cây Bách xanh (Calocedrus macrolepis) bằng chỉ thị RAPD và cpSSR
- Xây dựng mô hình trồng rừng thông nhựa có lượng nhựa cao bằng nguồn giống có chất lượng di truyền được cải thiện
- Một số kết quả nghiên cứu về di truyền trong lâm nghiệp
- Nghiên cứ chọn giống và nhân giống Hồi
- Nghiên cứu chọn và nhân giống Quế có năng suất tinh dầu cao