Ths. Hà Văn Tiệp
Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp vùng Tây Bắc
TÓM TẮT
Trai lý (Garcinia fagraeoides A.Chev), Vù hương (Cinnamomum balanseae Lec) và Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) là các loài cây bản địa có giá trị cao về sinh thái và kinh tế tại vùng Tây Bắc, Việt Nam. Chúng đã bị khai thác kiệt trong rừng tự nhiên. Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng và biên soạn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật gây trồng để trồng phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy:Đối với loài Trai lý, hạt được ngâm trong nước ấm 400C trong 12 giờ cho tỷ lệ hạt nảy mầm cao nhất đạt 84,8%. Che bóng 75% là phù hợp cho cây con sinh trưởng trong giai đoạn vườn ươm. Trạng thái rừng trồng phục hồi và mật độ trồng không ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng của cây trồng trong thời gian theo dõi thí nghiệm. Thí nghiệm bón phân 0,2kg (NPK) có ảnh hưởng tích cực nhất đến sinh trưởng cây trồng.
Đối với loài Vù hương, sử dụng thuốc kích thích ABT1 nồng độ 1,5% cho tỷ lệ hom ra rễ cao nhất đạt 78,9%. Trạng thái rừng trồng phục hồi sau khai thác có ảnh hưởng tích cực nhất đến sinh trưởng. Mật độ cây trồng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, nhưng lại ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Mật độ trồng 400 cây /ha cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 93,75%. Công thức bón 3kg phân chuồng/hố có ảnh hưởng trội nhất đến sinh trưởng.
Đối với loài Sưa, hạt được ngâm trong nước ấm 400C, trong 12 giờ cho tỷ lệ hạt nảy mầm cao nhất đạt 92,8%. Che bóng 50% là phù hợp cho cây con sinh trưởng trong giai đoạn vườn ươm. Trạng thái rừng trồng phục hồi sau khai thác có ảnh hưởng tích cực nhất đến sinh trưởng. Mật độ trồng 830c/ha có ảnh hưởng trội nhất đến chiều cao, nhưng mật độ 400c/ha lại có ảnh trội nhất đến sinh trưởng đường kính gốc. Bón 3 kg phân chuồng/hố có ảnh hưởng trội nhất đến sinh tưởng của cây trồng.
Đựa trên các kết quả thí nghiệm, đề tài đã xây dựng được ba hướng dẫn kỹ thuật gây trồng cho ba loài cây nghiên cứu.
Từ khóa: Trai lý, Vù hương, Sưa, Tây Bắc.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trai lý (Garcinia fagraeoides A.Chev) thuộc họ Măng cụt (Clusiaceae Lindl), Vù hương hay còn gọi là Gù hương (Cinnamomum balanseae Lec) thuộc họ Long não (Lauraceae) và Sưa hay còn gọi là Trắc thối, đây là 3 loài cây bản địa, có giá trị cao về sinh thái và kinh tế tại vùng Tây Bắc. Hiện nay các loài cây này đã bị khai thác kiệt ngoài tự nhiên, khó có khả năng tự phục hồi, cả 3 loài này hiện nay đã có tên trong sách đỏ Việt Nam thuộc nhóm thực vật quý hiếm, cần phải bảo tồn. Do vậy, đề tài nghiên cứu này được triển khai nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho trồng phục hồi rừng nghèo kiệt tại vùng Tây Bắc bằng những loài cây bản địa có giá trị.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2010, trang 181-186)
Tin mới nhất
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
Các tin khác
- Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, trồng cây Thanh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) alston tại Bình Phước
- Một số kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng cây Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) ở phía Tây Hà Nội
- Xác định thành phần loài và phân bố của cây ngập mặn trên các dạng cát, sỏi, đá, vụn san hô tại một số đảo ven bờ Nam bộ
- Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng thâm canh cây Mạy bói tại Sơn La
- Kết quả nghiên cứu bước đầu về khả năng nhân giống cây Tô hạp Điện Biên và Chò xanh làm cơ sở trồng rừng gỗ lớn tại Tây Bắc