Một số vấn đề về xây dựng, phát triển kinh tế xã hội vùng đệm của các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên

Bùi Minh Vũ

Nguyên cán bộ Viện KH Lâm nghiệp VN

Hệ thống rừng đặc dụng là tài sản quốc gia, là nơi bảo tồn các hệ sinh thái và các loài sinh vật – nguồn gen quý của thiên nhiên. Chính vì lẽ đó, có ba nhiệm vụ liên quan kết hợp với nhau là bảo vệ, nghiên cứu và phát triển. Nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ, nhiệm vụ then chốt là nghiên cứu khoa học để phát triển phục vụ cho lợi ích cộng đồng. Để công tác bảo vệ có hiệu quả thì phải phát triển kinh tế cho bà con nông dân vùng đệm, vì việc phá rừng không chỉ có lâm tặc mà cả chính người dân vùng đệm – những người sống phụ thuộc vào thiên nhiên mà trước hết là rừng. Tách rời việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng với vai trò của người dân vùng đệm là khó có thể thành công. Do vậy, nên kết hợp giữa việc phát triển các mô hình kinh tế cho bà con vùng đệm với việc thu hút con em họ cùng tham gia trực tiếp vào công tác của khu bảo tồn. Có như vậy, một mặt sẽ nâng cao đời sống cho bà con, mặt khác quan trọng hơn là tăng trách nhiệm của bà con vùng đệm với khu bảo tồn.

Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra đánh giá thực trạng tự nhiên kinh tế xã hội có liên quan đến các khu rừng đặc dụng làm cơ sở cho việc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội vùng đệm của các Vườn quốc gia (VQG) và Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) ở nước ta”, với các mục tiêu:

1. Đánh giá thực trạng kinh tế- xã hội trong vùng đệm có liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ 8 khu rừng đặc dụng đã lựa chọn.

2. Xây dựng tiêu chuẩn, quy định chung về vùng đệm làm cơ sở cho việc kiện toàn công tác quy hoạch, kế hoạch, tổ chức, quản lý và xây dựng chính sách phát triển kinh tế – xã hội vùng đệm của các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên.

3. Khuyến nghị cơ sở khoa học cho việc xây dựng cơ chế, chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân vùng đệm, thực hiện xoá đói giảm nghèo, góp phần bảo vệ và quản lý có hiệu quả các khu rừng đặc dụng ở nước ta.

I. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

1. Đối tượng điều tra

– Đối tượng điều tra chung ở 8 cơ sở: 6 Vườn quốc gia (Tam Đảo – Ba Bể – Bạch Mã- Yokdon – Cát Tiên và Tràm Chim) và 2 KBTTN (Pù Mát- Xuân Sơn).

– Đối tượng điều tra cụ thể: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các chính sách kinh tế xã hội, con người và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất của vùng đệm 6 VQG và 2 KBTTN nói trên.

2. Phạm vi điều tra

Mỗi VQG và KBTTN điều tra bình quân khoảng 120 hộ/ xã ở vùng đệm, tổng số hộ thực tế các đoàn đã tiến hành điều tra khảo sát được 2997 hộ trên địa bàn 25 xã 15 huyện và 12 tỉnh thành.

3. Thời gian nghiên cứu: 2 năm (1998 – 1999)

4. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp kế thừa,

– Phương pháp PRA,

– Phương pháp tính toán kinh tế và phân tích tổng hợp,

– Phương pháp chuyên gia.

II. Kết quả nghiên cứu

1. Điều kiện tự nhiên, tính đa dạng sinh học và kinh tế – xã hội của các điểm điều tra

1.1. Về địa hình, địa thế và cảnh quan, đa dạng sinh học

– Mỗi VQG hoặc KBTTN có một kiểu địa hình, địa thế hoặc cảnh quan khác nhau. Điều đó nói lên những nét đặc thù về điều kiện tự nhiên của VQG và KBTTN thích ứng với từng vùng sinh thái.

– Về vị trí địa lý 6 VQG và 2 KBTTN được phân bố trong giới hạn như sau:

Vĩ độ Bắc: Từ 10037 đến 22034,

Kinh độ Đông: Từ 105023 đến 107053.

1.2. Về kinh tế xã hội

– Dân số:

Dân số vùng đệm của 6 VQG và 2 KBTTN là 567.359 người. Tỷ lệ tăng dân số từ 2% ( VQG Tam Đảo) đến 2,4 %( VQG Ba Bể), mật độ dân số từ 18 người/ km2 (KBTTN Xuân Sơn) đến 580 người /km2( VQG Tam Đảo).

Số hộ gia đình nhân khẩu và lao động:

Tổng số hộ gia đình đã điều tra được tại vùng đệm của 8 cơ sở là 2997 hộ gia đình. Trong đó , số hộ người Kinh chiếm 40%, số hộ người dân tộc thiểu số chiếm 60 % với 7.001 lao động và 15.796 nhân khẩu.

– Vấn đề dân tộc và nguồn nhân lực :

+ Về dân tộc: Tất cả vùng đệm của 8 đơn vị điều tra có 23 dân tộc anh em (Kinh, Dao, Nùng,Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Cao Lan, Hoa, H’Mông, Kà Tu, Vân Kiều, M’nông, Ê Đê, Ba Na, Thái, Khơ Me, Châu mạ, Stiêng, K’Ho, Đan Lai, Mãn Thanh, Mường).

+ Về nguồn nhân lực : Hầu hết là lao động trẻ, khoẻ.

– Sản xuất nông, lâm ngư nghiệp:

+ Về sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích vùng đệm đang được sử dụng cho nông nghiệp để sản xuất lúa nước, lúa nương và xây dựng mô hình VAC của 8 đơn vị đã được điều tra là 37.512 ha.

+ Về sản xuất lâm nghiệp: Chủ yếu là xây dựng vốn rừng theo kế hoạch trồng mới ở vùng đệm của 8 đơn vị là 14.733 ha, các loại cây trồng chủ yếu là bạch đàn, keo, thông và lim.

– Về kinh doanh thuỷ sản: Chủ yếu là nuôi cá ở sông, suối hoặc các ao hồ.

-Vấn đề giáo dục, y tế và xây dựng cơ sở hạ tầng:

+ Về giáo dục: Các xã vùng đệm đều có trường cấp I và cấp II, nhưng việc trang bị cho trường lớp còn đơn giản, nghèo nàn. Mặc dù có nhiều biện pháp đã được tiến hành, song chưa thể thanh toán dứt điểm số người mù chữ trong cộng đồng. Trình độ văn hoá của người lao động còn thấp, đặc biệt là số người được đào tạo về chuyên môn lại càng hạn chế.

+ Về y tế: ở các làng, bản tại vùng đệm của 8 đơn vị điều tra đều có trạm xá. Các hoạt động của mạng lưới y tế làng bản đã phát huy tác dụng kiểm soát và ngăn ngừa một số bệnh dịch phổ biến như : Sốt rét, bướu cổ,…

+ Về xây dựng cơ sở hạ tầng: Các xã đều có đường bộ, và đường thuỷ để phục vụ cho việc đi lại và công việc đồng áng. Việc đầu tư cho xây dựng đường xá, kho tàng, trường, trạm chưa được nhiều, phương tiện thông tin liên lạc, nghe nhìn còn hạn chế.

Đất đai:

+ Diện tích đất đai của các VQG và KBTTN là 728.145,4 ha, trong đó diện tích rừng và đất rừng của 6 VQG và 2 KBTTN là 318.769 ha.

+ Diện tích đất đai vùng đệm của 6 VQG và 2 KBTTN là 409.376,4 ha.

Diện tích vùng đệm lớn hơn 1,28 lần so với diện tích vùng lõi của 6 VQG và 2 KBTTN.

Nghề nghiệp:

Về nghề nghiệp gồm có nghề nông, nghề rừng, nghề mộc, nghề rèn, nghề xay xát, buôn bán và ngành nghề khác. Trong đó nghề nông, nghề rừng là chủ yếu (69%) còn lại là các nghề khác.

Tổng thu nhập:

Tổng thu nhập các hộ đã điều tra được ở vùng đệm của 6 VQG và 2 KBTTN là 37.591 triệu đồng. Trong đó, trồng trọt chiếm 39 %, chăn nuôi chiếm 22%, lâm nghiệp chiếm 22%, nguồn thu khác chiếm 17 %.

Tổng thu nhập của các hộ điều tra tại vùng đệm của 8 đơn vị điều tra trong 2 năm ( 1998 – 1999)

Đơn vị tính : Triệu đồng

TT Tên các đơn vị được điều tra Tổng thu nhập Trong đó
T.tiền % Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Khác
TS % TS % TS % TS %
1 VQG Tam Đảo 5115 100 1690 33 1002 20 1603 31 820 16
2 VQG Ba Bể 4555 100 1616 35 550 12 1553 34 836 19
3 VQG Bạch mã 2446 100 270 11 551 23 738 30 887 36
4 VQG YokDon 4667 100 1673 36 633 14 1439 31 922 19
5 VQG Cát Tiên 4309 100 1916 44 1383 32 246 6 764 18
6 VQG Tràm Chim 8058 100 4853 60 2225 28 125 2 855 10
7 KBTTN Pù mát 5454 100 1720 32 1277 23 1652 30 805 15
8 KBTTN Xuân Sơn 2987 100 947 32 721 24 892 30 427 14
Tổng cộng 37591 100 14685 39 8342 22 8248 22 6316 17

Tổng hợp toàn bộ chi phí của các hộ gia đình đã được điều tra tại vùng đệm của VQG và 2 KBTTN trong 2 năm ( 1998 – 1999) thể hiện ở biểu sau đây:

Tổng hợp các chi phí trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, sinh hoạt và và chi khác của các hộ gia đình ở vùng đệm đã điều tra trong 2 năm( 1998 -1999)

ĐVT : Triệu đồng

TT Tên các đơn vị được điều tra Tæng chi phÝ Trong đó
T.tiền % Trồng trọt Lâm nghiệp Chăn nuôi Sinh ho¹t Khác
TS % TS % TS % TS % TS %
1 VQG Tam Đảo 7.662 100 1.465 1.612 16 1.485 12 2,4 62 78.62 1
2 VQG Ba Bể 6.940 100 1.416 1.720 22 585 6 2.359,12 72 859.88
3 VQG Bạch mã 4.049 100 262 2 727 12 556 13 1.623,96 61 880.04 12
4 VQG YokDon 7.629 100 1.530 11 1.400 8 570 6 3.273,38 69 855.62 6
5 VQG Cát Tiên 6.025 100 1.087 22 220 4 1.395 16 1.902,70 52 1.420,3 6
6 VQG Tràm Chim 10.162 100 4.647 44 111 2 1.952 5 2.692,44 48 759.56 1
7 KBTTN Pù mát 7.867 100 1.557 1.720 22 1.30 15 2.5 61 24.86 2
8 KBTTN Xuân Sơn 3.764 100 867 841 20 651 20 990,46 57 414.54 3
Tổng cộng 54.198 100 12.831 13 8.351 12 8.524 11 17.751 60 6.001 4

So sánh giữa chi phí và thu nhập thấy rõ rằng chi nhiều hơn thu.

1.3. Phân loại kinh tế hộ gia đình

Đề tài đã sử dụng 5 chỉ tiêu để phân loại và áp dụng phương pháp cho điểm để đánh giá thực chất của các hộ gia đình. Kết quả việc phân loại được thể hiện ở biểu sau:

Kết quả phân loại kinh tế hộ gia đình vùng đệm của 8 đơn vị đã điều tra trong 2 năm( 1998- 1999)

TT Tên các đơn vị được điều tra Tæng thu nhËp Trong ®ã
T.tiÒn % Giµu Kh¸ Trung b×nh nghÌo
% % % %
1 VQG Tam Đảo 390 100 130 33 180 46 80 21
2 VQG Ba Bể 390 100 99 25 192 50 99 25
3 VQG Bạch mã 350 100 54 15 170 49 126 36
4 VQG YokDon 363 100 1 79 22 124 34 159 44
5 VQG Cát Tiên 365 100 64 18 166 45 135 37
6 VQG Tràm Chim 350 100 9 2 27 8 104 30 210 60
7 KBTTN Pù mát 395 100 66 17 192 48 137 35
8 KBTTN Xuân Sơn 394 100 41 12 124 31 226 57
Tổng cộng 2997 100 10 563 19 1252 42 1172 39

2. Các tiêu chuẩn xác định vùng đệm và khuyến nghị các giải pháp chủ yếu để xây dựng phát triển KT – XH vùng đệm của các VQG và KBTTN

2.1. Các tiêu chuẩn xác định vùng đệm

Tiêu chuẩn 1: Về đường ranh giới phía trong và phía ngoài của vùng đệm

Kết quả điều tra nghiên cứu có thể kiến nghị mức tối thiểu trên là 1km và tối đa là 10 km. Các đường ranh giới phía trong và phía ngoài của vùng đệm ngoài việc căn cứ vào các mốc tự nhiên như trên đã nêu còn phải đóng cọc mốc, biển chỉ giới, trạm kiểm soát, chòi canh, barie… để tạo ra những vật chướng ngại, những vật cản pháp lý trong việc bảo vệ khu hệ động , thực vật quý hiếm của khu bảo tồn.

Tiêu chuẩn 2: Về quy mô đất đai của vùng đệm

– Quy mô diện tích đất đai của vùng đệm hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và quỹ đất đai của vùng đệm. Các loại đất tự nhiên, đất có rừng, đất trống đồi trọc, đất nông nghiệp và đất khác tính cho hộ gia đình, cho nhân khẩu và lao động, có thể tham khảo ở kết quả nghiên cứu theo biểu dưới đây :

Quy mô diện tích đất đai các loại ở vùng đệm tính theo hộ gia đình . lao động và nhân khẩu đã điều tra được trong 2 năm ( 1998 – 1999)

TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính BQ cho một hộ gia đình BQ cho 1 lao động BQ cho 1 nhân khẩu
1 Diện tích tự nhiên ha 81,5 35 15
2 Đất có rừng ha 41 18 8
3 Đất trống đồi núi trọc ha 27 11 5
4 Đất nông nghiệp ha 13 5 2
5 Đất khác ha 0,5 0,2 0,09

Tiêu chuẩn 3:Về dân số, lao động và dân tộc

Nói đến dân tộc là nói đến miền núi, nói đến miền núi là nói đến phong tục tập quán và truyền thống lâu đời của các tộc người. Vì vậy, khi quy hoạch vùng đệm chúng ta không thể bỏ qua tiêu chuẩn có liên quan đến con người. Con số chung có thể rút ra về tiêu chuẩn quy định cho vùng đệm cũng được xem xét như quy mô đất đai. Ví dụ: Về nhân khẩu bình quân cho một hộ: 5 người/ hộ; về lao động bình quân cho một hộ: 2 người/hộ.

2.2. Khuyến nghcác gii pháp chyếu đểxây dng, phát trin KT-XH vùng đệm

1. Xây dựng vốn rừng ở các xã vùng đệm;

2. Lựa chọn hệ thống canh tác thích hợp và mô hình nông lâm kết hợp;

3. Chuyển giao khoa học – công nghệ và kiện toàn hệ thống khuyến nông, khuyến lâm;

4. Coi trọng việc phát triển nghành nghề, giải quyết việc làm;

5. Thiết lập các dự án ưu tiên và xác định các nhu cầu cần thiết của cộng đồng dân cư vùng đệm;

6. Quy định về người quản lý vùng đệm;

7. Phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế trong vùng đệm cùng với cộng đồng dân cư địa phương để phát triển KT – XH theo hướng có hiệu quả lâu bền;

8. Xây dựng một số chính sách chủ yếu nhằm phát triển KT – XH vùng đệm của các VQG và KBTTN.

III. Kết luận và kiến nghị

1. Kết luận

Sau 2 năm tổ chức điều tra, khảo sát và nghiên cứu tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội gần 3000 hộ gia đình các xã vùng đệm của 6 VQG và 2 KBTTN đại diện cho các khu rừng đặc dụng nước ta, chúng tôi rút ra 6 vấn đề chủ yếu mà dự án đã thực hiện được là:

* Về tiềm năng và tính đa dạng sinh học của 6 VQG và 2 KBTTN,

* Về điều kiện kinh tế – xã hội,

* Về sử dụng đất đai và nguồn nhân lực, việc thực hiện các chính sách và các dự án,

* Về quan hệ giữa khu bảo tồn và vùng đệm,

* Về tiêu chuẩn xác định vùng đệm,

* Những kiến nghị về giải pháp chủ yếu để xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội vùng đệm của các VQG và KBTTN.

2. Kiến nghị

Để thực hiện được các khuyến nghị về giải pháp nêu trên, đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến và ban hành các quyết định bằng văn bản với các nội dung sau:

– Có quyết định hoặc có văn bản trình Chính phủ ban hành quyết định công nhận vùng đệm cho các VQG và các KBTTN để có thể quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội vùng đệm.

– Có quyết định công nhận và ban hành các tiêu chuẩn xác định vùng đệm của các VQG và KBTTN

– Có quyết định một số chính sách chủ yếu để phát triển kinh tế – xã hội vùng đệm như báo cáo đã khuyến nghị.

Tài liệu tham khảo

1. Quyết định 532/ VKT ngày 15/ 7/ 1998

2. Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn số 134/ QĐKT ngày 15/ 7/ 1998.

3. Định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn số 426/ KLND ngày 16/ 11/ 1991.

4. Văn bản số 1123/ LSCN ngày 12/ 6/ 1992 của Bộ Lâm nghiệp về việc bổ sung hệ số trượt giá tiền lương vào giá XDCB lâm sinh.

5. Quyết định 327/ CCT ngày 5/ 9/ 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước.

6. Quy phạm kỹ thuật lâm sinh số 200/ QĐKT ngày 31/ 3/ 1993.

7. Thông tư 03/ BXD – VKT ngày 30/ 3/ 1994 của Bộ Xây dựng hướng dẫn đơn giá XDCB và lập dự toán các công trình XDCB.

8. Quy phạm kỹ thuật lâm sinh số 200/ QĐKT ngày 31/ 3/ 1993.

9. Nghị định 06/ CP ngày 21/ 1/ 1997.

Some issues on establishment and socio- economic development of buffer zones of

national parks and nature reserves

Summary: The paper presents research results on physical conditions, socio- economic conditions of nearly 3,000 households in the communes lying in the lying buffer zones of 6 national parks and 2 nature reserves representative of the special- use forests. Base on these results the author recommends the norms to determine on buffer zone and main approaches for socio- economic development aimed at improving the people’s life in the buffer zone, bringing about hunger eradication and poverty alleviation in contribution to effective protection and management of special – use forests in our country.

***************************************

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]