Phạm Thế Dũng, Phùng Văn Khen, Phạm Văn Bốn
Phân viện NC Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Sử dụng cây mọc nhanh trong trồng rừng đáp ứng nguyên liệu gỗ được Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ nghiên cứu từ năm 2002. Sau 6 năm trồng rừng, kết quả cho thấy có 7 loài cây có thể sử dụng trồng rừng ở vùng Đông Nam Bộ đó là: Gáo, Thanh thất, Lát hoa, Lõi Thọ, Xoan ta, Thúi và Xà cừ. Một số loài cây bản địa, gỗ quí có thể gây trồng vừa cung cấp gỗ vừa có giá trị bảo tồn nguồn gen đó là các loài: Lim xanh, Trôm, Gụ mật, Cẩm lai Bà Rịa. Đối với làm giàu rừng sử dụng các loàiLim xanh, Muồng đen, Xà cừ, Nhạc ngựa, Chiêu liêu trồng trong các rạch rộng 4m, băng chừa 6m trong các rừng thứ sinh nghèo kiệt là có triển vọng. Trữ lượng và chất lượng rừng tự nhiên đã được nâng cao rõ rệt.
Từ khoá: Cây bản địa, mọc nhanh, làm giàu rừng
I. MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển nhanh của công nghệ chế biến gỗ, loài cây trồng phục vụ nhu cầu gỗ rất đa dạng và phong phú, không chỉ những loài cây ưa dùng có phẩm chất gỗ tốt như Sao, Dầu, Cẩm lai, Giáng hương… mà ngay cả những cây gỗ mềm, xốp, hay bị mối mọt đều đã được sử dụng nhờ công nghệ xử lý gỗ. Cao su là một trong những minh chứng cho việc thay đổi cơ cấu cây trồng cung cấp gỗ theo hướng này.
Nhằm thoả mãn cả hai điều kiện là cung cấp gỗ và bảo tồn nguồn gen quí, những loài cây bản địa có giá trị kinh tế, từ năm 2000, Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ đã thử nghiệm gây trồng một số loài cây mọc nhanh, bản địa, có giá trị kinh tế cho cả hai phương thức là trồng rừng mới và làm giàu rừng. Bài viết xin giới thiệu những kết quả bước đầu về khả năng sinh trưởng của một số loài cây qua thử nghiệm này.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 137-144)
Tin mới nhất
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
Các tin khác
- Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái cây Giáng hương
- Kết quả nghiên cứu sinh khối cây cá lẻ mỡ trồng thuần loài vùng trung tâm Bắc bộ Việt Nam
- Đánh giá các mô hình rừng trồng Vối thuốc (Schima Wallichii Choisy) tại Lục Ngạn - Bắc Giang
- Cở sở khoa học để xây dựng tiêu chí rừng tự nhiên nghèo kiệt được phép cải tạo
- Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên Vối thuốc (schima wallichii choisy) tại vùng Tây Bắc