Trần văn Sâm
Trung tâm KH&SX Lâm nghiệp Đ.N.Bộ
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Cây điều (Anacardium occidentale L) có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Braxin và được di giống vào nước ta vào đầu thế kỷ XIX do một số chủ đồn điền người Pháp.
Theo thống kê của hiệp hội cây điều Việt Nam (vào tháng 12 năm 2004), diện tích trồng điều cho tới nay ở nước ta là 350 ngàn ha, trong đó có hơn 70 ngàn ha trồng bằng cây điều ghép cao sản; tổng sản lượng thu được trong năm 2004 là 400 ngàn tấn hạt điều thô cung cấp cho trên 72 nhà máy chế biến và làm ra được 90 ngàn tấn điều nhân. Hạt điều nhân sau chế biến được xuất khẩu qua nhiều nước như: Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan, Úc và các nước Đông Âu … thu về được 365 triệu USDâ và xếp vào một trong 3 nước có số lượng xuất khẩu nhiều nhất trên thế giối (Ấn Độ, Việt Nam và Brazil). Do giá cả hạt điều thô trong nước được mua với giá cao và ổn định trong những năm gần đây, nên phong trào trồng cây điều ghép được nhân rộng ở các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên, đặc biệt là các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, tạo nên thu nhập và ổn định cuộc sống cho người nông dân, mặt khác góp phần cải thiện môi trường sinh thái.
Thực hiện Quyết định 120/1999/QĐ —TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyết đề án phát triển cây Điều đến 2010, nước ta có tổng diện tích trồng Điều là 500 ngàn ha, trong đó vùng Đông Nam Bộ có diện tích lớn nhất – 190 ngàn ha. Vì vậy Bộ NN&PTNT có kế hoạch phát triển cây Điều một cách hệ thống và toàn diện từ khâu quy hoạch vùng trồng điều cho tới khâu cải thiện giống điều bằng trồng điều ghép cho năng suất cao, thâm canh đúng kỹ thuật, cho tới họach định các chính sách đầu tư sản xuất, chế biến đến thị trường tiêu thụ.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự phân công của Viện Khoa Học Lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm KHSXLN Đông Nam Bộ hợp tác với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam thực hiện “Dự án phát triển giống Điều (Ana cardium occidentale L) giai đọan 2000 — 2005” trên 3 tỉnh vùng Đông Nam Bộ (Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh).
1. MỤC TIÊU
-Tuyển chọn và phổ biến các giống Điều có năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt, đáp ứng đựơc các tiêu chuẩn xuất khẩu.
-Đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống Điều và kỹ thuật canh tác vào sản xuất nhằm đưa năng suất Điều bình quân trong vùng đạt800 — 1.000kg/ha.
2. NỘI DUNG
2.1 Chọn giống
-Điều tra, tuyển chọn các cây mẹ tại vùng Đông Nam Bộ
-Trồng vườn sưu tập, bảo quản nguồn gen
-Trồng khảo nghiệm giống điều.
2.2 Huấn luyện và thông tin tuyên truyền
-Huấn luyện và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống và kỹ thuật canh tác cây Điều tới cán bộ kỹ thuật làm công tác khuyến nông và bà con nông dân ở các địa phương trong khu vực vùng Đông Nam Bộ.
-Tổ chức thông tin tuyên truyền.
3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN
3.1. Điều tra, tuyển chọn các cây mẹ tại vùng Đông Nam Bộ
3.1.1 Các tiêu chuẩn cho tuyển chọn
Căn cứ vào đặc điểm sinh vật học của lòai cây, dự án xác định có các tiêu chuẩn cho tuyển chọn cây mẹ như sau:
·Cây điều có tuổi từ 8 năm tuổi trở lên
·Cây có năng suất cao và ổn định. Năng suất bình quân trong 3 năm liên tục từ30kg/cây trở lên.
·Tỷ lệ nhân: lớn hơn 25%.
·Kích cỡ hạt thô:ít hơn 170 hạt/kg.
·Số hạt /chùm: từ 7 -10 hạt
·Cây sinh trưởng khỏe, phát tán đều và ít bệnh.
·Cây đứng đầu trong các vườn điều trồng tập trung có ít nhất vài trăm cây trở lên.
3.1.2 Kết quả tuyển chọn
Trong 2 năm (2001, 2002) dự án tiến hành điều tra được 120 cây mẹ trên các lập khác nhau trong 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Số liệu chi tiết cho ở bảng 1 đến bảng 5
Bảng1. Số lượng cây mẹ được tuyển chọn tại tỉnh Bình Dương và Bình Phước
STT | Địa điểm | Lọai đất | Số cây điều được tuyển chọn |
1
2 3 4 |
Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
Huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước Huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước Huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương |
Bazan
Feralit vàng đỏ Bazan Đất cát phù sa cổ |
50 cây
42 cây 21 cây 07 cây |
Cộng | 120 cây |
Cây điều được tuyển chọn có tuổi lớn hơn 8 tuổi (100%) và được trồng tập trung trong các vườn điều. Các cây mẹ có đường kính gốc trung bình 32,9cm, chiều cao 9,3m, đường kính tán 10,4m và có hình dạng cân đối, số nhánh hữu hiệu (nhánh ra hoa/ tổng số nhánh) lớn hơn 75%, ra hoa vào chính vụ (tháng 12 —1 hàng năm) và tập trung. Những cây mẹ này cho năng suất ổn định trong vòng 3 năm liên tục, năng suất đạt từ 30— 50kg/cây (chiếm 85%). Ngoài ra có một số cá biệt cho năng suất vượt trội lên tới 8 — 100 kg (có 5% ).
Bảng 2.Phân bố số cây mẹ theo bình quân số hạt / chùm
Cấp | Số hạt/ chùm
(hạt) |
Tỉ lệ % | Các đặc trưng của số hạt/ chùm |
1
2 3 4 5 |
7,0 – 9,0
9,1 —11,0 11.1 — 13,0 13,1 — 15,0 > 15 |
55,8
26,7 10,9 3,3 3,3 |
Trung bình (x) = 9,4 hạt/chùm
Hạt (max) = 18,6 hạt/ chùm Hạt (min)= 7,0 hạt/chùm Độ lệch chuẩn (Sd) = 2,2 hạt Hệ số biến động (Cv%) = 23,79% Phạm vi biến động (R) = 11,6 hạt |
Qua số liệu phân tích ở bảng 2 cho thấy đa số cây mẹ có số hạt trên mỗi chùm trung bình từ7,0 — 11,0 (chiếm 82,5%). Đây là số hạt tương đối phù hợp mỗi chùm với trọng lượng mỗi hạt nặng 7 — 8 g. Với đặc điểm sinh học của cây Điều là những cây ra sai hạt (lớn hơn 15hạt/ chùm) thì cho hạt nhỏ và ngược lại những cây ra ít hạt (nhỏ hơn 7 hạt / chùm) thì cho hạt to. Vì vậy trong tiêu chí đầu tiên chọn cây đầu dòng là chọn những cây cho năng suất cao nhất, số hạt/chùm ở mức độ trung bình (10 hạt/ chùm) và hạt càng to càng thì đạt yêu cầu tuyển chọn giống điều.
Theo số liệu thống kê của biểu 3 cho thấy số cây mẹ có trọng lượng hạt từ 130 — 160 hạt/ kg chiếm tỉ lệ cao trong tổng số cây được tuyển chọn (54,2%). Ngòai ra với mục tiêu lâu dài và quan trọng là tạo ra giống Điều mới cho năng suất cao, hạt lớn, số hạt/chùm nhiều nhằm cung cấp các nhà máy chế biến hạt Điều xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đó là con đường lai tạo thông qua con người có kiểm soát cần được tiến hành trong thời gian tới. Vì vậy trong công tác tuyển chọn dự án có chú ý chọn những dòng có trọng lượng lớn 90 — 110 hạt/ kg (chiếm 2,5%) và những dòng có trọng lượng nhỏ 190 hạt/ kg nhưng ra quả chùm từ 15 quả trở lên (chiếm 5%) và được trồng trong vườn sưu tập tại trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Bầu Bàng, huyện Bến Cát, tỉnhBình Dương. Đây là nguồn gen quý ban đầu làm vật liệu cho công tác lai nhân tạo trong tương lai.
Bảng 3.Phân bố số cây mẹ theo bình quân số hạt/ kg
Cấp | Trọng lượng hạt
(hạt/ kg) |
Tỉ lệ % | Các đặc trưng số hạt/ kg |
1
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 |
90 — 100
101 — 110 111 — 120 121 — 130 131 — 140 141 — 150 151 —160 161 — 170 171 — 180 181 — 190 191 — 200 > 200 |
1,7
0,8 8,3 5,0 16,7 15,8 21,7 15,8 5,8 3,3 3,3 1,7 |
Trung bình (x) = 151,6 hạt/ kg
Số hạt (max) = 202 hạt/ kg Số hạt (min)= 95hạt/ kg Độ lệch chuẩn (Sd) = 24,98 hạt Hệ số biến động (Cv%) = 16,5% Phạm vi biến động (R) = 107hạt |
Nhận xét kết quả phân tích số liệu về tỉ lệ nhân trong phòng thí nghiện (bảng 4) cho thấy tỉ lệ nhân (trọng lương nhân không có vỏ lụa/ trọng lượng hạt khô) đạt 28 — 34% chiếm tỉ lệ cao 60%. Với tỷ lệ nhân này thì chỉ cần 2,9 kg — 3,6kg hạt điều thô thì có thể chế biến ra 1kg hạt điều nhân. Nếu đem kết quả này so sánh với tỉ lệ chế biến hiện nay ở các nhà máy là cần từ 4 — 5kg hạt điều thô mới đạt 1kg hạt điều nhân thì công tác chọn giống có ý nghĩa lớn cho chế biến hạt điều xuất khẩu trong tương lai.
Bảng 4.Phân bố số cây mẹ theo bình quân trọng lượng nhân / hạt
TT | Tỉ lệ nhân/ hạt (%) | Tỉ lệ % | Các đặc trưng của tỉ lệ nhân/ hạt |
1
2 3 4 5 6 |
24,00— 26,00
26,01 — 28,00 28,01 —30,00 30,01 — 32,00 32,01 — 34,00 > 34,00 |
9,0
15,0 24,0 28,0 18,0 6,0 |
Trung bình (x) = 29,88%
Tỉ lệ nhân/ hạt (max) = 35,51% Tỉ lệ nhân/ hạt (min)= 24,49% Độ lệch chuẩn (Sd) = 2,81% Hệ số biến động (Cv%) = 9,41% Phạm vi biến động (R) = 9,02% |
Kết hợp các chỉ tiêu chọn giống Điều nêu trên, chúng tôi chọn ra được 20 cây có nhiều đặc tính ưu việt trong 120 cây mẹ được
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- 100 NĂM VƯỜN SƯU TẬP CÂY RỪNG TRẢNG BOM
- Kết quả giâm hom Vù hương phục vụ bảo tồn nguồn gen cây rừng
- Nghiên cứu một số đặc đIểm sinh vật học của cây Chò chỉ làm cơ sở cho việc phát triển loài cây này ở vườn quốc gia Cúc Phương
- Kết quả nghiên cứu lai giống một số loài bạch đàn
- Phát triển kỹ thuật tỉa thưa rừng đước (Rhizophora apiculata) có sự tham gia, tại xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau