Tô Quốc Huy
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Nhân giống cây rừng bằng hom là phương pháp phổ biến, thích hợp nhất với điều kiện kinh tế và trình độ sản xuất lâm nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cácnhà giâm hom (NGH) cây lâm nghiệp quy mô công nghiệp thường có kết cấu phức tạp, chi phí lớn, người dân khó sử dụng. Năm 2010, trên cơ sở các số liệu điều tra khảo sát thực trạng sản xuất cây trồng lâm nghiệp 5 tỉnh Tây Nguyên và các kết quả khảo nghiệm một sốthiết bị tưới, các thí nghiệm về phương pháp và chế độ tưới cho vườn ươm, đề tài đã thiết kế và xây dựng mô hình vườn giâm hom quy mô thôn bản (100.000 cây/năm) tại K’bang, Gia Lai với kết cấu đơn giản, chi phí đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện thôn bản ở Tây Nguyên. Thí nghiệm giâm hom cây Keo lai BV32 và Bạch đàn UP100 trong vườn giâm hom cho tỷ lệ ra rễ của hom Keo lai đạt 97%, hom Bạch đàn đạt 91%. Kết quả nghiên cứu này được nhân rộng sẽ đáp ứng nhu cầu cây giống có chất lượng tốt cho công tác trồng rừng ở Tây Nguyên.
Từ khóa: Vườn giâm hom, Tây Nguyên, Che sáng, Tưới phun
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nhu cầu cây giống chất lượng cao cho sản xuất lâm nghiệp nước ta ngày càng lớn. Nhân giống bằng hạt không thể đáp ứng được yêu cầu chất lượng cây giống. Nhân giống bằng công nghệ mô cho chất lượng giống rất cao nhưng cần có trang thiết bị hiện đại, chi phí lớn. Công nghệ giâm hom cho phép nhân nhanh với số lượng lớn cây giống có chất lượng tốt, đảm bảo đầy đủ tính trội từ cây mẹ, kỹ thuật không phức tạp, phù hợp với điều kiện sản xuất lâm nghiệp nuớc ta. Tuy nhiên, để cung cấp cây giống có chất lượng, giá thành thấp cho trồng rừng tại vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số cần có các giải pháp kỹ thuật phù hợp, thiết bị sử dụng cần đơn giản, dễ sử dụng, giá thành thấp Đề tài nghiên cứu “Xây dựng vườn giâm hom cây trồng lâm nghiệp quy mô thôn bản tại Tây Nguyên” nhằm hoàn thiện công nghệ giâm hom giống cây lâm nghiệp ở quy mô 100.000 cây/năm và ứng dụng có hiệu quả vào điều kiện sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Đánh giá vai trò của hộ gia đình trong phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn vùng hồ thủy điện Hòa Bình
- Nghiên cứu vai trò của giới trong quản lý và phục hồi rừng cộng đồng tại xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai ở Quảng Trị
- Lập biểu thương phẩm cho một số loài cây khai thác chính rừng thường xanh ở Kon Hà Nừng-Gia Lai
- Phản ứng của Thông ba lá đối với khí hậu ở khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng