Lựa chọn môi trường nhận nuôi nấm Metarhizium để diệt mối Odontotermes Angustignathus Tsai Etchen hại cây con lâm nghiệp

Bùi Thị Thuỷ, Phan Lương Ngọc

Phòng Nghiên cứu Bảo quản Lâm sản

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Bốn loại môi trường (Sabouraud, Sabouraud bổ sung bột vỏ tôm, Sabouraud bổ sung bột vỏ cua, Sabouraud bổ sung cazein) đã được thử nghiệm để nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh bào tử trần (BTT), sinh enzyme của 3 chủng vi nấm Metarhizium M1, M2, M5. Kết quả cho thấy, trên môi trường Sabouraud bổ sung 0,5% bột vỏ tôm 3 chủng vi nấm sinh trưởng, sinh BTT, sinh enzyme tốt nhất. Bào tử trần, sinh khối, dịch nuôi cấy của 3 chủng vi nấm thu được từ môi trường tối ưu được nhiễm bệnh trên mối để đánh giá hiệu lực diệt mối Odontotermes angustinathus trong điều kiện phòng thí nghiệm. Cả 3 chủng Metarhizium M1, M2, M5 đều có hiệu lực diệt mối Odontotermes angustinathus bằng BTT và dịch nuôi cấy. Chủng M1 có hiệu lực diệt mối cao hơn chủng M2, M5.

Từ khóa: Metarhizium, Odontotermes angustinathus, Môi trường.

MỞ ĐẦU

Mối là một trong những loài côn trùng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới. Mối phân giải gỗ trả lại mùn cho đất, làm biến đổi tính chất lý, hoá của đất ở nơi chúng hoạt động. Mối cũng là đối tượng gây hại rất lớn. Mối hại nhà cửa, kho tàng, tài liệu lưu trữ, hệ thống đê điều … Mối gây hại cây trồng trong công, nông nghiệp, lâm nghiệp. Chúng tấn công cây con trong các vườn ươm và rừng mới trồng, lấy nước và chất dinh dưỡng của cây làm cây chết hàng loạt.

Phòng trừ mối hại cây con lâm nghiệp, một mặt phải hạn chế được thiệt hại kinh tế do mối gây ra, mặt khác phải bảo vệ được tính đa dạng của các sinh vật khác, không gây ô nhiễm môi trường. Trên thế giới, vi nấm Metarhizium đã được sử dụng nhiều để phòng trừ côn trùng gây hại, trong đó có mối. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu thành công chế phẩm Dimez từ vi nấm Metarhizium để diệt mối nhà Coptotermes formosanus theo phương pháp lây nhiễm (Nguyễn Dương Khuê, 2004). Đây là tiền đề cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sử dụng 3 chủng vi nấm này để diệt mối hại cây con lâm nghiệp. Tuy nhiên, mối hại cây lâm nghiệp có những đặc tính khác so với mối hại công trình kiến trúc nên việc phòng trừ cũng có những đặc thù riêng. Nhằm mục đích lựa chọn chủng nấm và môi trường nhân nuôi thích hợp có hiệu lực diệt mối cao, chúng tôi quan tâm đến một số tiêu chuẩn: môi trư­ờng để vi nấm có khả năng sinh trưởng, môi trư­ờng để vi nấm có khả năng sinh bào tử trần (BTT), sinh enzym ngoại bào tốt. Những tiêu chuẩn trên đã được chứng minh là có ảnh hư­ởng lớn đến chất lượng của chế phẩm và ảnh hưởng lớn đến khả năng diệt côn trùng của Metarhizium (Tạ Kim Chỉnh, 1996; Tạ Kim Chỉnh et al., 2001).

Có rất nhiều trường hợp khi có mặt trong môi trường nhiều nguồn C, N khác nhau, vi nấm sẽ phát triển mạnh hơn khi chỉ có riêng từng loại (Tạ Kim Chỉnh et al., 2001). Bài báo trình bày kết quả về khả năng sinh trư­ởng, sinh enzyme ngoại bào, sinh BTT, hiệu lực diệt mối của 3 chủng vi nấm Metarhizium khi bổ sung các chất dinh dưỡng: cazein, bột vỏ tôm, bột vỏ cua vào môi trường cơ sở.

(Trang 1267-1272)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]