lâm sản ngoài ngỗ Việt nam: Vấn đề nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật
Lê Thanh Chiến
Giám đốc Trung tâm Lâm đặc sản
I. Thực trạng nghiên cứu chế biến Lâm sản ngoài gỗ (LSGN)
Lâm sản ngoài gỗ (LSGN )1 LSGNà thành phần quan trọng của rừng nhiệt đới có giá trị kinh tế và dược lý cao (khoảng 1800 loài thảo mộc có giá trị dược lý, 40 loài song mây, 76 loài cho nhựa thơm, 600 loài có ta nanh, 160 loài cho tinh dầu và 260 loài cho dầu béo …). Lâm sản ngoài gỗ LSGNà nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp: Công nghiệp dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và công nghiệp hoá chất. Trong các thập kỷ gần đây do sự suy giảm của diện tích rừng và sự khai thác quá mức làm cho nguồn LSGN giảm không chỉ về trữ lượng mà còn cả chất lượng. Nguồn tài nguyên LSGNvới đặc điểm đa dạng và phong phú về loài, nhưng trữ lượng ít, chất lượng không đồng đều, phân tán và phân bố chủ yếu ở các vùng rừng núi nơi mà cơ sở hạ tầng còn có nhiều khó khăn. Với đặc điểm của nguồn nhiên liệu LSGN như vậy đã quyết định quy mô và trình độ công nghệ khai thác, bảo quản, chế biến, thị trường buôn bán. Cụ thể ngành chế biến LSGN có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng cơ giới hoá thấp, thị trường LSGN không ổn định. Theo số liệu thống kê về giá trị của sản phẩm LSGN Việt Nam được buôn bán ở 4 thị trường chính (EU, Nhật, Mỹ và Trung Quốc ) chúng ta thấy LSGN Việt Nam, chiếm thị trường phần nhỏ, tỷ giá của các sản phẩm chỉ đạt 0,5 đến 0,7 tỷ giá trung bình của thị trường, trừ một số sản phẩm LSGN đặc hữu của Việt nam như một số cây dược thảo, gừng, tinh dầu, sản phẩm mỹ nghệ mây, tre, đân và một số sản phẩm truyền thống, phát triển ổn định như Quế, hồi, tre là có tỷ giá cao hơn tỷ giá trung bình của các thị trường, điều đó đã phản ánh thực trạng trình độ sản xuất LSGN của Việt nam.
Về hiện trạng công tác nghiên cứu khoa học LSGN
LSGN từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều tổ chức trong nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ khác, các tổ chức quốc tế CIFOR, FORD, JICA… với các mục tiêu khác nhau. Hiện nay Việt nam có khoảng 11 Viện và Trung tâm, 4 trường Đại học đang nghiên cứu sử dụng tài nguyên này. Nhưng hiện chưa có một hệ thống hữu hiệu nào để thu thập thông tin, phân tích, giám sát việc sản xuất, xuất khẩu để hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược phát triển LSGN cấp quốc gia, mặt khác do quản lý còn đang chồng chéo giữa các ngành, Bộ về LSGN đã làm cho sự phối hợp nghiên cứu của các tổ chức còn ít và các vấn đề nghiên cứu chưa tập trung cho chiến lược phát triển LSGN.
II. Những vấn đề nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật phát triển LSGN.
Chính phủ Việt nam với sự trợ giúp của các chính phủ, tổ chức quốc tế đang hình thành một chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp cho mười năm tới. Đặc điểm của chương trình là:
– Chuyển từ phương pháp định hướng theo chỉ tiêu sang phương pháp định hướng theo kết quả và mục tiêu
– Chuyển sang chế độ phân cấp quản lý rừng.
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và phát triển ngành lâm nghiệp. Lĩnh vực LSGN cần xác định các loài LSGN nào là quan trọng cho mỗi vùng sinh thái, mỗi tỉnh đối với vấn đề an toàn lương thực, thương mại và bảo tồn với loài đang bị đe doạ, bị huỷ diệt do khai thác quá mức. Để khắc phục những yếu kém đã tồn tại trong những năm qua trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm LSGN như tiếp cận và phát triển thị trường, khả năng phổ cập các công nghệ thích hợp cho các cơ sở chế biến vừa và nhỏ ở nông thôn, cần có giải pháp để giải quyết một số ván đề quan trọng và chủ yếu sau:
-Xây dựng chiến lược quốc gia phát triển LSGN cho từng vùng sinh thái, kết hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng tỉnh.
-Xây dựng mạng lưới LSGN với sự tham gia của các cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp…
-Phân tích các thuận lợi về thị trường nhằm thúc đẩy việc khai thác thương mại bền vững các sản phẩm LSGN (bao gồm giá cả sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng và các yêu cầu tiếp cận thị trường )
-Chuyển giao kỹ thuật toạ giống, làm giàu và trồng các loại LSGN
-Chuyển giao công nghệ phù hợp cho các doang nghiệp, các hợp tác xã, nhóm hộ gia đình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm LSGN theo các nhóm cây lấy sợi, cây thuốc và cây dầu nhựa tinh dầu. Các công nghệ kỹ thuật bao gồm:
+ Kỹ thuật tạo giống
+ Kỹ thuật trồng và thâm canh
+ Kỹ thuất khai thác và bảo quản (Quế, thông, hồi, sa nhân,tre trúc, song mây)
+ Kỹ thuật và công nghệ chế biến: Nhựa thông quy mô vừa và nhỏ (500 – 1000 T/năm) tách các chất có tính dược lý từ thảo mộc: Tô mộc, Hoàng ba, các chất màu nhuộm chàm
+ Quy trình công nghệ sản xuất bột và giấy từ gỗ rừng trồng .
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Kết quả trồng thử nghiệm bạch đàn Brazil tại Tân lạc – Hoà bình
- Phân chia lập địa đất cát ven biển
- Nghiên cứu khả năng cải thiện tiểu khí hậu của Sở (Camellia sasanqua Thunb.) trên vùng đất cát ven biển Bình –Trị –Thiên.
- NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG KEO LAI Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KỸ THUẬT - LẬP ĐỊA CẦN QUAN TÂM
- Phân vùng phòng hộ vùng cát ven biển bắc trung bộ