Lâm sản ngoài gỗ và xoá đói giảm nghèo ở miền núiBắc bộ
VũLong
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
1.Đói nghèo ở miền núi
Nhìn chung kết quả xoá đói giảm nghèo của nước ta trong thập niên vừa qua tương đối tốt, đã thực hiện được các cam kết trong Tuyên bố Thiên niên kỷ là giảm tỷ lệ nghèo xuống còn ½ trong giai đoạn 1990- 2015. Tỷ lệ nghèo trong toàn quốc đã giảm từ 58,1% năm 1993 xuống 28,9% năm 2002. Mặc dù tốc độ xoá đói giảm nghèo ở vùng đô thị cao hơn ở nông thôn, song tỷ lê người nghèo ở nông thôn cũng giảm một nửa trong giai đoạn này: 66,4% (1993) và 35,6% (2002). Tuy nhiên, tỷ lệ người nghèo ở miền núi vẫn cao hơn, tập trung ở miền núi Bắc bộ, Tây bắc 68% và Lai Châu gần 80%. Mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm đối với các dân tộc thiểu số, song năm 2002 vẫn còn gần 70% đồng bào thiểu số vẫn sống trong cảnh nghèo. Vì vậy, xoá đói giảm nghèo ở miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số phải là trọng tâm của công tác xóa đói nghèo của nước ta trong những năm tới. Công tác xoá đói giảm nghèo ở đây phải được tiếp cận bằng những giải pháp tổng hợp: trợ giúp phát triển hạ tầng cơ sở và sản xuất, cải thiện điều kiện xã hội, nâng cao dân trí.
Đặc điểm chung của vùng núi và đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ đói nghèo cao là:
-Hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển hơn các vùng khác: đường xá không có nhiều, chất lượng xấu; mạng điện lưới ít hơn, thông tin liên lạc rất yếu, xa thị trường…
-Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít. Diện tích đất trồng màu, cây lâu năm mới chủ yếu là loại đất được dùng để sản xuất nông sản hàng hoá cung cấp cho thị trường lại không nhiều.
-Diện tíchrừng tự nhiên còn 2,7 triệu ha (1999), nhưng phần lớn là rừng nghèo kiệt và mới phục hồi, đều thuộc diện đóng cửa rừng cấm khai thác gỗ.
-Trình độ dân trí thấp.
2. Lâm sản ngoài gỗ với xoá đói giảm nghèo ở miền núi.
Sản xuất lâm nghiệp ở vùng núi Bắc bộ đóng góp đáng kểvào thu nhập của hộ gia đình nông thôn, ở vùng Tây bắc, thu từ lâm nghiệp chiếm 23% tổng thu từ nông lâm thuỷ sản của hộ, gấp gần 5 lần bình quân cả nước (4,8%), Đông bắc là 11,7%, cao nhất trong cả nước
Biểu 1.Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình nông thôn (2001)
Thu từ NLTS | Thu từ
nông nghiệp |
Thu từ lâm ghiệp | Thu từ thuỷ sản | |
Cả nước | 100,0 | 79,9 | 4,8 | 15,3 |
Đồng bằng sông Hồng | 100,0 | 94,1 | 0,2 | 5,7 |
Đông Bắc | 100,0 | 82,3 | 11,7 | 6,0 |
Tây Bắc | 100,0 | 73,7 | 23,0 | 3,3 |
Bắc Trung bộ | 100,0 | 77,1 | 7,2 | 15,7 |
Nam Trung bộ | 100,0 | 59,0 | 5,2 | 35,8 |
Tây Nguyên | 100,0 | 90,6 | 7,4 | 2,0 |
Đông Nam bộ | 100,0 | 82,8 | 2,0 | 15,2 |
ĐB sông Cửu long | 100,0 | 75,9 | 2,1 | 22,0 |
( Nguồn: Tài liệu tham khảo 1 )
Theo tư liệu điều tra ở 500 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở 3 tỉnh Lạng Sơn, Hoà Bình và Lạng Sơn (vùng Đông Bắc) năm 2000, thì thu nhập bình quân từ lâm nghịêp là 1.591.138 đồng/hộ (với diện tích đất lâm nghiệp bình quân một hộ sử dụng là 10,9ha, trong đó: được giao 6,89ha, nhận khoán 4,01ha.)
( Nguồn: Tài liệu tham khảo 2)
Một tài liệu của Ngân hàng thế giới- VN cho thấy tình hình sử dụng đất của những hộ nghèo nhất ở các vùng miền núi: diện tích đất lâm nghiệp lớn hơn đất nông nghiệp đến 20 lần ở Tây Bắc và 3,5 lần ở vùng Đông Bắc (Chưa tính đến diện tích rừng hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng của các tổ chức Nhà nước và rừng cộng đồng hộ gia đình có quyền được sử dụng- Tác giả)
Biểu 2.Diện tích trung bình về các loại hình sử dụng đất do các hộ nghèo nhất
sử dụng năm 2002 ( trên đầu người)
m2
Đất rừng | Đất trồng cây lâu năm | So sánh LN/NN | |
Tây Bắc | 8067 | 802 | 10 lần |
Đông Bắc | 2315 | 656 | 3,5 |
Tây Nguyên | 1633 | 4199 | 0,38 |
(Nguồn: Tài liệu tham khảo 3).
Như vậy có thể thấy tiềm năng rừng và đất lâm nghiệp ở miền núi còn rất lớn nhưng chưa được khai thác, đóng góp từ thu nhập lâm nghiệp cho kinh tế hộ gia đình còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng đó.
Thu nhập lâm nghiệp của hộ gia đình từ 3 hoạt động: i) trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng (lâm sinh), ii) khai thác lâm sản (gỗ, củi), và iii) thu nhặt lâm sản (lâm sản ngoài gỗ).
Khai thác lâm sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập từ lâm nghiệp, từ 65-81%, sau đó đến thu nhặt lâm sản: 18,3% ở Tây Bắc14,4% ở Đông Bắc. Hoạt động lâm sinh chiếm tỷ trọng thấp nhất.
Biểu 3.Cơ cấu thu nhập lâm nghiệp của hộ( 2001)
%
Thu từ LN | Trong đó, từ | |||
Lâm sinh | Khai thác LS | Thu nhặt LS* | ||
Cả nước | 100,0 | 7,8 | 75,4 | 13,7 |
ĐB Sông Hồng | 100,0 | 8,2 | 66,0 | 10,4 |
Đông Bắc | 100,0 | 8,3 |
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết quả nghiên cứu tình hình săn bắt và buôn bán động vật hoang dã tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông và các vùng rừng lân cận
- Kỹ thuật trồng keo difficilis trên đất cát ven biển
- Kết quả Thiết kế chế tạo và khảo nghiệm máy ép ván dăm 900 Tấn
- Sự trượt ngang của Liên hợp máy khi cày ngầm trên sườn dốc
- Vùng núi ở các nước nhiệt đới sự thách thức của rừng