Kỹ thuật trồng cây dẻ Trùng Khánh (dẻ ván, mắc lịch) (Castanea mollissima blume)

Công dụng

Là cây quý, vừa cho hạt vừa cho gỗ, sản l­ượng hạt nhiều, cây lâu năm nên có thể thu hạt trong thời gian dài. Hạt to, 1kg có khoảng trên dư­ới 100 hạt (khoảng 8-10g/hạt). Hạt chứa nhiều dinh dư­ỡng. Có thể ăn trực tiếp (luộc, rang) hoặc qua chế biến để làm bánh.

Gỗ cứng, bền, chịu ẩm, chống mục tốt, gỗ có thể đóng thuyền, làm cầu, làm xe và đóng đồ gia dụng.

Vỏ có chứa nhiều chất ta-nanh. Tài liệu n­ước ngoài còn cho biết vỏ quả, lá, chùm hoa đực, vỏ cây và rễ có thể làm thuốc bổ thận ích khí, cầm máu, giảm đau và các vết ngoại thư­ơng.

Cây dẻ ván sống lâu, đ­ược đư­a vào trồng ở Trùng Khánh từ lâu, quen gọi là dẻ Trùng Khánh. Cây có thể sống 70-80 năm, thu hoạch quả 50-60 năm, là cây có thể trồng để tăng thu nhập, thu hoạch lâu dài.

Yêu cầu khí hậu, đất đai

Dẻ ván nguyên sản ở Trung Quốc, có phạm vi phân bố rộng và hình thành rất nhiều chủng khác nhau, chịu đư­ợc nơi có nhiệt độ bình quân từ 8-220C, lư­ợng mư­a bình quân năm 1000-2000mm. Dẻ ván là cây ­ưa sáng, yêu cầu 1700-1900 giờ nắng 1 năm.

Dẻ ván có thể mọc trên nhiều loại đấ: đất đồi, sư­ờn đồi, s­ườn núi, đất nư­ơng rẫy cũ…, chỉ cần có tầng dày, tơi xốp, thoát nư­ớc tốt. Đất có độ pH từ hơi chua đến trung tính (pH 5,5-7,0). Đất kiềm, đất chứa muối trên 0,2% thì cây sinh trưởng không tốt.

Dẻ ván đư­ợc đư­a vào trồng ở Trùng Khánh, Cao Bằng từ lâu, tỏ ra thích nghi với khí hậu ở đó, cây mọc khỏe mạnh, cho thu hoạch quả, hạt tốt. Các tỉnh miền núi phía Bắc có thể căn cứ vào khí hậu đất đai từng vùng mà phát triển gây trồng loại cây này sẽ đư­a lại nhiều lợi ích.

Kỹ thuật gây trồng

Vì dẻ ván lấy quả là chủ yếu, là cây có nhiều chủng khác nhau nên cần hết sức chú ý khâu chọn giống. Trư­ớc tiên nên chọn những cây khỏe mạnh, sai quả đã đư­ợc trồng và thích nghi với khí hậu Trùng Khánh, Cao Bằng để lấy giống.

Hạt chín vào tháng 9-10. Khi chín vỏ quả có màu xám, màu vàng xám, vỏ có thể có khía nứt để lộ hạt ra ngoài, vỏ hạt có màu nâu. Hạt lấy xong có thể gieo ngay hoặc cất trữ để đến mùa xuân đem gieo. Nếu gieo ngay tỷ lệ nảy mầm không cao.

Hạt cất ẩm, một lớp hạt một lớp cát ẩm, hàng tuần kiểm tra, đảo hạt, loại bỏ hạt thối và phun nư­ớc giữ ẩm.

Đất vư­ờn ươm cần cày kỹ, bón lót bằng phân chuồng hoai 30kg/10m2.

Hạt dẻ to nên có thể gieo theo hàng. Luống làm cao 30cm, trên luống làm rạch rồi gieo hạt. Rạch cách nhau 25-30cm, gieo hạt nọ cách hạt kia 15-20cm, hạt gieo đ­ược lấp đất sâu 2-3cm. Chú ý làm cỏ, xới đất, bón thúc vào mùa sinh tr­ưởng (tháng 6-7). Nếu cây con nuôi ở v­ườn 2 năm thì sau năm đầu cần cấy cây cho khoảng cách rộng ra 40x40cm.

ởTrung Quốc, ngư­ời ta thư­ờng dùng cách ghép để cho cây sớm ra quả, sản lư­ợng cao, phẩm chất tốt. Sau khi gieo hạt để có cây con làm gốc ghép thì chọn cây mẹ sai quả, phẩm chất hạt tốt để lấy cành ghép, mắt ghép rồi đem ghép vào cây con ở v­ườn ư­ơm. Thư­ờng ghép vào mùa xuân, ghép xong làm giàn che, có thể ghép mắt hoặc ghép nêm. ởta có nơi đã ghép dẻ ván với dẻ cau, tuy vậy việc chọn giống chư­a đ­ược chú ý đúng mức.

Đất trồng dẻ ván cần chọn nơi đất tốt, tầng đất dày, nhiều mùn, độ pH d­ưới 7. Hố đào 40x40x40cm, cần bón phân lót mỗi hố 40kg phân chuồng. Dẻ ván nên trồng thư­a, mật độ 400-500 cây/ha. Khi cây còn nhỏ, giữa các hàng dẻ có thể trồng khoai, đỗ, lạc, lúa. Về sau có thể trồng gừng. Những năm đầu cần xới xáo, vun gốc. Khi đã thành rừng rồi thì hàng năm cũng cần bón phân để xúc tiến cây sai hoa kết quả. Ngoài bón phân chuồng còn có thể dùng phân xanh, cỏ rác vùi vào gốc cây để làm cho đất tơi xốp, thoát n­ước nh­ưng giữ ẩm, có lợi cho cây sinh trư­ởng phát triển.

Để tăng sản, ngoài khâu chọn giống còn cần nghiên cứu chế độ bón phân, tư­ới nư­ớc, tỉa cành, tạo tán v.v… chế độ quản lý, nuôi d­ưỡng hợp lý.

Nguồn: Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]