Tên khác: Dầu con rái, dầu nước, dầu sơn
Tên khoa học: Dipterocarpus alatus Roxb
Họ: Dầu (Dipterocarpaceae)
Đặc điểm sinh thái
Cây gỗ lớn, cao tới 40-45m, thân thẳng tròn đầy, phân cành cao, đường kính ngang ngực có thể đạt tới 2-2,5m, vỏ lúc còn non dày, khi cây lớn vỏ mỏng, màu xám vàng.
Lá đơn mọc cách, mặt trên màu xanh thẫm, nhẵn bóng, mặt dưới xanh nhạt có lông mịn. Lá kèm bao chồi búp màu đỏ dài 5-6cm, rộng 3-5cm có 3 gân gốc. Quả non màu xanh cánh quả đỏ khi già quả và cánh chuyển sang màu cánh dán. Hoa nở vào tháng 11-12, quả chín vào tháng 4-5.
Đặc điểm sinh thái, lâm sinh
Dầu rái ưa đất ẩm sâu và thoát nước, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét trung bình, độ pH 4,5-5,5. Ưa sáng mạnh nhưng giai đoạn dưới một năm tuổi cần bóng che 50%. Tái sinh hạt mạnh ở độ tàn che 0,5-0,6 và giảm dần ở độ tàn che 0,7-0,8 nhất là số lượng cây tái sinh ở cấp chiều cao IV và V (H 1,5-2,0m). Tài sinh chồi rất hiếm.
Phân bố
Dầu rái phân bố chủ yếu ở rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng thường xanh nửa lá rụng theo mùa ở vùng Đông Namá .
ở Việt Nam dầu rái phân bố khá rộng từ Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Bình Thuận đến Quảng Bình và một số tỉnh cao nguyên miền Trung như Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và Lâm Đồng nhưng không liên tục mà tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Đông Nam Bộ, ở độ cao dưới 100-200m. ở các tỉnh phía Nam, Dầu rái phân bố khá rộng từ 110 vĩ Bắc đến 160 vĩ Bắc (từ Tây Ninh đến Gia Lai) nhưng tập trung nhiều ở Đồng Nai, Sông Bé và Tây Ninh có lượng mưa 1600-1800 mm/ năm, nhiệt độ bình quân 270C.
Giá trị kinh tế
Gỗ có giác lõi ít phân biệt, không bạnh vè, mấu, mắt hoặc rỗng ruột, tỷ trọng 0,7, được dùng làm gỗ xây dựng và dán lạng. Nhựa trắng chứa 50-70% sesquiterpine còn lại là dầu chai; có thể thay côlôphan trong công nghệ chế sơn, vecni, mực in…. xảm thuyền, gắn kính… Lá, hoa, vỏ cây có thể tinh chế tanin và dược liệu.
Dầu rái được sử dụng để trồng rừng, làm giàu rừng, trồng ven đường, trong công viên.
Kỹ thuật gieo trồng
+ Hạt giống: lấy từ cây mẹ cao 15-20m, đường kính 30-40cm chưa khai thác nhựa. Thu nhặt lúc quả chín vừa rụng, quả và cánh có màu cánh dán. Mỗi kg có 210-230 quả.
Hạt chóng mất sức nẩy mầm, thường không giữ được quá 10-15 ngày nên quả sau khi thu về phải giữ trong cát ẩm.
+ Tạo cây con: ngâm quả vào nước lã 6 giờ, cắt cánh và ủ rơm rạ lên luống gieo và tưới đủ ẩm hạt nứt nanh hoặc cây mầm không quá 5 ngày đem gieo hoặc cấy vào bầu.
Vỏ bầu bằng P.E thủng đáy, có đục lỗ quanh thành bầu, kích cỡ bầu 8-10cm x 15-20cm. Ruột bầu là đất tầng mặt dưới rừng lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá, trộn với 10-15% phân chuồng hoai và 1-2% supelân, nếu ít phân chuồng có thể tăng 0,1%-0,5% đạm urê.
Đặt hạt nằm ngang hoặc nghiêng 450, lấp đất dày 2cm, dùng trấu hoặc vỏ cà phê đốt để nguội rắc kín mặt bầu để chống đóng váng và cỏ dại, tưới đủ ẩm cho cây.
Dàn che bằng nứa có tỷ lệ che bóng 50% từ lúc gieo đến khi cây được 3-4 tháng tuổi. Dàn cao 1,7m để tiện đi lại trong quá trình chăm sóc.
+ Tiêu chuẩn cây đem trồng:
– Cao 25-30cm, đường kính cổ rễ trên 0,4cm nếu trồng bằng cây con 3 tháng tuổi.
– Cao 50-60cm, đường kính cổ rễ trên 0,6cm nếu trồng bằng cây con 14 tháng tuổi.
Thời vụ gieo từ 15 tháng 4 đến 15 tháng 5 ngay sau khi quả chín.
+ Trồng rừng
Chọn đất đỏ nâu trên đá badan đất xám trên đá granit và phù sa cổ dưới rừng thứ sinh nghèo kiệt để trồng rừng dầu rái là thích hợp. Tuỳ theo phương thức trồng bằng cây con có bầu 3 tháng tuổi hoặc 14 tháng tuổi để xử lý thực bì và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp.
– Trồng cây con 3 tháng tuổi phải áp dụng phương thức nông lâm kết hợp. Phát dọn hoặc đốt toàn diện trước tháng 4. Cày hoặc cuốc toàn diện. Kích thước hố 30 x 30 x 30cm. Cự ly 3 x 4m. Mật độ 800-850 cây/ha. Giữa hai băng trồng lúa, đỗ, lạc hoặc sắn. Cách gốc dầu rái 0,5m cần gieo 2 hàng đậu thiều hoặc dầu tràm để làm cây phù trợ.
– Trồng cây 14 tháng tuổi phải áp dụng theo rạch. Chặt bỏ tầng trên tận dụng củi và dọn thực bì theo băng, giữ lại lớp thảm tươi cao không quá 4-5m. Mở rạch có chiều rộng bằng chiều cao của lớp thảm tươi. Kích thước hố 40 x 40 40cm. Mật độ trồng 500-800 cây/ha.
Thời vụ trồng sớm nhất vào 15 tháng 7 và kết thúc chậm nhất là 30 tháng 7 nếu trồng cây con 3 tháng tuổi. Trường hợp trồng bằng cây con 14 tháng tuổi thì thích hợp nhất là vào tháng 5 và tháng 6.
Khi trồng phải xé bỏ bầu và thực hiện đúng kỹ thuật đặt cây, lấp hố, nén đất theo quy định.
Chăm sóc bảo vệ
Sau khi trồng, rừng non cần chăm sóc ít nhất 3 năm đầu.
– Năm thứ nhất: 2 lần, lần một hai tháng sau khi trồng, lần hai vào đầu mùa khô, chủ yếu là phát bỏ cây cỏ xâm lấm và vun gốc.
– Năm thứ hai: 3 lần, vào đầu, giữa và cuối mùa mưa, chủ yếu phát bỏ cây cỏ xâm lấn.
– Năm thứ ba: 2 lần, vào giữa và cuối mùa mưa, chủ yếu phát bỏ cây cỏ xâm lấn.
Phải có biện pháp phòng chống cháy rừng trong mùa khô. Sau 8-10 năm tỉa thưa lần đầu để mở tán cho cây sinh trưởng thuận lợi.
*********************************************
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kỹ thuật nhân giống vô tính cây Tre tàu (Sirocalamus aff latiflorus McClure) ở Nam bộ
- Một số vấn đề về xây dựng, phát triển kinh tế xã hội vùng đệm của các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên
- Nghiên cứu công nghệ ép formica lên một mặt sản phẩm ván dán
- Kết quả xác định một số tính chất gỗ rừng trồng mọc nhanh ở Việt Nam
- Nghiên cứu gây trồng cây Vên vên (Anisoptera cochinchinensis) làm nguyên liệu gỗ dán lạng