1. Bối cảnh
– Từ năm 1990 đến nay, Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, những văn bản trên mới tạo khuôn khổ pháp lý cho việc triển khai chính sách hưởng lợi ở các địa phương. Câu hỏi đặt ra là: việc vận dụng chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp ở các địa phương, các vùng sinh thái diễn ra như thế nào? Những bất cập của chính sách hưởng lợi quốc gia khi áp dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương là gì? Một số tỉnh trong khi Nhà nước chưa ban hành chính sách hưởng lợi thống nhất áp dụng trong phạm vi cả nước đã ban hành tạm thời chính sách hưởng lợi áp dụng tại địa phương mình có điểm nào không phù hợp với chính sách quốc gia và xử lý vấn đề đó như thế nào? Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp là cần thiết.
Tuy nhiên, chính sách” hưởng lợi” là một khái niệm rộng, trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập tới quyền hưởng lợi trên đất lâm nghiệp gồm: gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ (LSNG), sản phẩm nông nghiệp trồng xen, nuôi trồng thuỷ sản, vật nuôi; dịch vụ du lịch, sử dụng một phần đát lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
– Tìm hiểu tình hình triển khai chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp tại một số địa phương thuộc 2 tỉnh: Gia Lai và Đắc Lắc. Làm rõ những bất cập, thiếu hụt và những vấn đề nảy sinh khi triển khai chính sách hưởng lợi tại các địa phương.
– Tìm hiểu nguyện vọng của người dân và đề xuất của địa phương nơi nghiên cứu liên quan đến tổ chức triển khai chính sách hưởng lợi.
– Đề xuất một số ý kiến liên quan đến tổ chức triển khai chính sách hưởng lợi trong thời gian tới.
3. Phương pháp tiến hành
3.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
– Nghiên cứu các văn bản liên quan đến chính sách hưởng lợi. Nghiên cứu các báo
cáo liên quan đến giao đất , giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng.
3.2. Chọn địa điểm khảo sát trực tiếp
Mỗi tỉnh chọn 2 huyện, mỗi huyện chọn 1 xã, mỗi xã chọn 2 thôn để khảo sát trực tiếp. Mỗi tỉnh chọn 1 lâm trường quốc doanh (LTQD), 1 Ban quản lý rừng phòng hộ có thực hiện khoán rừng và đất lâm nghiệp.
3.3. Phương pháp thu thập số liệu
– Làm việc, trao đổi với đại diện Sở NN và PTNT, Chi cục PTLN, một số LTQD, ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã.thuộc 2 tỉnh: Gia Lai và Đắc Lắc.
– Phỏng vấn trực tiếp trưởng thôn, hộ gia đình được giao rừng, nhận khoán rừng tự nhiên.
– Tổ chức trao đổi, thảo luận tại Tổ Công tác quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng tại Hà Nội. Khung nghiên cứu chuyên đề được mô tả ở sơ đồ 01
(Nguồn mekonginfo.org)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia: Nghiên cứu phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ nội địa phục vụ tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Việt Nam. Mã số: ĐTĐL.XH-04/18
- Hội thảo Mở rộng hệ thống truy xuất nguồn gốc thông minh (iTwood) cho gỗ rừng trồng hộ gia đình để hỗ trợ triển khai hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS)
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở dự án: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất và quản lý gỗ hợp pháp đối với gỗ rừng trồng”.
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu hiệu quả rừng trồng một số loài cây làm cơ sở đề xuất định hướng phát triển cây trồng chủ yếu phục vụ sản xuất hàng hóa lâm sản ở Việt Nam
Các tin khác
- Phân tích vị thế quản lý rừng thuộc quyền sử dụng của thôn/bản ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam
- Xây dựng phương pháp và tiêu chí đánh giá các mô hình quản lý rừng làng bản
- Đánh giá kết quả bước đầu về công tác giao rừng tự nhiên
- Đánh giá thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, bản, ấp
- ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG THÔN BẢN MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM