Tạ Minh Hoà – Chủ nhiệm đề tài
Nguyễn thị Hiền – Cộng tác viên đề tài
” Hợp tác nghiên cứu nâng cao hiệu quả nhân giống cây Dó trầm bằng phương pháp công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật”
T rung tâm nghiên cứu lâm đặc sản
Tóm tắt : Sự nuôi cấy Aquilari crassna. Pierre được thực hiện từ chồi ngọn và chồi nách của cây in vitro. Sự nhân chồi được thực hiện từ chồi ngọn trên môi trường MS chứa BA 0,2 mg/l; Kinetin 0,2 mg/l và Adenin 0,1 mg/l. Sự tăng trưởng của ngọn chồi (chứa mô phân sinh ngọn hay chồi nách) xảy ra trên môi trường MS không hormon, từ các đoạn cắt chứa 1 – 2 đốt (chồi nách ở trạng thái ngủ). Vai trò của các chất điều hoà sinh trưởng thực vật (Auxin, Cytokinin và Adenin). Tỷ lệ Auxin / Cytokinin và vị trí của chồi nách trên thân sự phát triển chồi được thảo luận.
Mở đầu
Dó trầm là một trong những loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị. Trong những năm gần đây, một số các doanh nghiệp nước ngoài lẫn tư nhân và các hộ gia đình ở các địa phương trong cả nước đều đã bỏ vốn đầu tư để gây trồng cây Dó trầm thành các rừng trồng tập trung. Vì thế, nhu cầu về giống rất khó khăn vì phần lớn diện tích trồng cây Dó trầm chủ yếu là bằng cây con gieo ươm từ hạt nên chất lượng nguồn giống chưa được tốt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu khả năng tạo chồi in vitro từ mô phân sinh ngọn và sự phát triển chồi ở các vị trí khác nhau của chồi nách trên thân cây Dó trầm nhiều năm tuổi; đồng thời, bước đầu sưu tập giống cây Dó trầm trong điều kiện nuôi cấy in vitro.
Vật liệu
Các chồi nách của cây Dó trầm (cây 8 năm tuổi) trồng tại vườn Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản và các đoạn chồi ngọn cây con 5 – 6 tháng tuổi để so sánh.
phương pháp
Đưa chồi nách, chồi ngọn của cây Dó trầm vào sưu tập in vitro: Cắt chồi nách được trên thân cây Dó trầm và các chồi ngọn trên cây con, tách riêng ngọn chồi nách để lại khúc cắt đoạn thân chồi nách (chú ý: mẫu cấy thường gồm khoảng 1 – 2 đốt); khử trùng bằng HgCl2 1% và cô lập trên môi trường 1/2 MS (Murashige & Skoog 1962). Sự phát triển chồi được quan sát sau 15 ngày nuôi cấy ở các điều kiện: ánh sáng 2500 ± 500 lux; nhiệt độ 25 ± 2 0C; ẩm độ 55 ± 5 %. Quan sát và so sánh sự khác nhau giữa đoạn thân chồi nách và các chồi ngọn của cây con.
Nuôi cấy chồi in vitro: Các đoạn thân chồi nách và các đoạn chồi ngọn được cấy trên môi trường MS với BA 0,2 mg/l; Kinetin 0,2 mg/l và Adenin 0,1 mg/l. Sự phát triển các cụm chồi được quan sát sau 40 – 45 ngày nuôi cấy, ở các điều kiện: ánh sáng 2500 ± 500 lux; nhiệt độ 25 ± 2 0C; ẩm độ 55 ± 5 %.
Kết quả
Khả năng tái sinh chồi của các mẫu cấy in vitro
Trên môi trường 1/2 MS, sau 15 ngày nuôi cấy, sự tái sinh của các mẫu cấy có sự khác biệt cả về tỷ lệ tái sinh và phẩm chất của chồi tái sinh. Các đoạn thân của chồi nách có khả năng tái sinh mạnh, tốc độ tái sinh cao, phẩm chất cây tốt. (Hình 1).
Đoạn mẫu |
Số mẫu |
Tỷ lệ tái sinh |
Tốc độ tái sinh |
Phẩm chất |
đoạn thân chồi nách |
20 |
16/20 |
cao |
chồi khỏe, mập, lá xanh đậm |
ngọn chồi nách |
20 |
8/20 |
thấp |
chồi yếu |
chồi ngọn |
20 |
12/20 |
trung bình |
chồi non, gầy, lá xanh vàng. |
Tin mới nhất
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống Mắc ca thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia”;
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống Bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc”.
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây rừng (Năm 2023).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”.