Kết quả bước đầu tuyển chọn một số dòng bạch đàn kháng bệnh tại Đông Nam Bộ

I. Mở đầu.

Bạch đàn (Eucalyptus L’Herit) là một chi thực vật thuộc họ Sim (Myrtaceae) bao gồm trên 500 loài và được phân thành nhiều chi phụ khác nhau, chủ yếu gặp ở Ôxtrâylia. Trong những năm vừa qua, diện tích rừng trồng bạch đàn trên thế giới đã tăng lên đáng kể. Rừng trồng bạch đàn năm 1990 đã đạt khoảng 10 triệu ha tại 3 châu lục lớn là châu Phi, châu Mỹ, châu á và Thái Bình Dương, chiếm tới 23% tổng diện tích rừng trồng. Braxin là nước có diện tích trồng bạch đàn lớn nhất thế giới và tới năm 1993 ước tính có khoảng 3 triệu ha rừng trồng bạch đàn ở Braxin mà trong giai đoạn 1972 – 1982, tốc độ trồng là 200.000 ha/năm. Năm 1972, ấn Độ đã có trên 400.000 ha, còn đến năm 1985, đã có 550.000 ha. Với những cố gắng lớn lao về chọn giống và các biện pháp thâm canh mà năng suất rừng trồng đã tăng lên vượt bực ở nhiều nước trên thế giới trong những năm vừa qua.

Trong thực tiễn sản xuất, rừng trồng bạch đàn nói chung và rừng trồng các dòng vô tính cao sản đã bị một số loại sâu bệnh gây hại ở các mức độ khác nhau. Rừng trồng đơn dòng bạch đàn cao sản ở Thái Lan đã bị bệnh cháy lá huỷ hoại đồng loạt hàng chục ha. Rừng trồng mô hom bạch đàn nhập nội ở nước ta cũng đã cho thấy dấu hiệu bệnh hại ở nhiều nơi, do vậy bên cạnh các biện pháp gây trồng phù hợp thì tuyển chọn giống kháng bệnh là yêu cầu cấp thiết của sản xuất.

II. Vật liệu và phương pháp.

Do nấm hại bạch đàn trở thành vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam từ đầu những năm 1990, nên việc đánh giá nấm bệnh hại ở các khu khảo nghiệm trở nên đặc biệt quan trọng (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1992; Nguyễn Hoàng Nghĩa and Ken Old, 1997). Mức độ bệnh hại được đánh giá theo các chỉ tiêu sau :

Mức độ

bệnh hại

Chỉ số mức độ bệnh hại

Biểu hiện bên ngoài

Không bị

Thấp

Trung bình

Nặng

Rất nặng

0

1

2

3

4

·Lá không bị nhiễm bệnh và cành không bị chết do bệnh.

·Tới 25% hệ lá bị bệnh và tới 25% số cành bị chết do bệnh.

·25-50% hệ lá bị bệnh và tới 50% số cành bị chết do bệnh.

·50-75% hệ lá bị bệnh và tới 75% số cành bị chết do bệnh.

·>75% hệ lá bị bệnh và >75% số cành bị chết do bệnh.

Các cây trội đã được chọn theo nguyên tắc chung phổ biến, song vì là giống kháng bệnh nên chúng đã được chọn trong các rừng trồng, rừng khảo nghiệm tại vùng có bệnh gây hại để hy vọng chọn được các dòng kháng bệnh. Các cây vừa sinh trưởng nhanh vừa kháng bệnh đã được chọn để nhân giống hom phục vụ khảo nghiệm dòng vô tính. Các địa điểm có cây trội được tuyển chọn bước đầu là: Trảng Bom và Sông Mây (Đồng Nai), Bầu Bàng (Bình Dương) và Chơn Thành (Bình Phước).

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]