Kết quả xây dựng mô hình thí nghiệm xúc tiến tái sinh tại Lau Bai, Hoà Bình

Nguyễn Quang Khải

Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Dự án phục hồi rừng tự nhiên vùng đầu nguồn bị suy thoái tại miền Bắc Việt Nam (RENFODA – JICA) được triển khai trên phạm vi 20 xã vùng hồ Hoà Bình. Mục tiêu của dự án nhằm xác định các biện pháp kỹ thuật để phục hồi rừng tự nhiên bị suy thoái. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng là tạo rạch và đám trống, có gieo hạt bổ sung các loài cây lá rộng bản địa dưới rừng thứ sinh kiệt tại hiện trường Lau Bai, tỉnh Hòa Bình. Kết quả thí nghiệm sau 4 năm đã cho thấy: Có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật tạo rạch hoặc đám trống để xúc tiến tái sinh, kết hợp gieo hạt bổ sung loài Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), và Ràng ràng mít (Ormosia balansae). Bước đầu cả 3 loại hạt khi gieo đều có tỷ lệ nảy mầm cao, cây con sinh trưởng tốt, trong đó Lim xanh là loài có triển vọng nhất, sau đến Ràng ràng mít. Riêng Lim xẹt cần nghiên cứu sâu hơn về kỹ thuật chăm sóc, điều chỉnh tán cây trong các rạch gieo để cây con có đủ ánh sáng thích hợp cho sinh trưởng và duy trì tỷ lệ sống cao. Ngoài ra, việc chăm sóc nuôi dưỡng những loài cây tái sinh sẵn có trên các rạch hay đám trống nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng thứ sinh kiệt bị thoái hóa ở rừng phòng hộ hồ Hòa Bình là hết sức cần thiết.

Từ khóa: Lau Bai, lỗ trống, rạch, xúc tiến tái sinh

MỞ ĐẦU

Nghiên cứu xác định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong việc phục hồi rừng thứ sinh nghèo kiệt, thoái hóa nhằm góp phần vào việc phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn là vấn đề có ý nghĩa thực tế và chiến lược quan trọng cho vùng phòng hộ sông Đà nói chung và cho vùng hồ thủy điện Hòa Bình nói riêng.Trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, dự án phục hồi rừng tự nhiên vùng đầu nguồn bị suy thoái tại miền Bắc Việt Nam (RENFODA – JICA) được triển khai trên phạm vi 20 xã vùng phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình. Mục tiêu của dự án nhằm xác định các biện pháp kỹ thuật và kinh tế xã hội phù hợp để phục hồi rừng thoái hoá góp phần vào việc quản lý bền vững rừng phòng hộ vùng lòng hồ sông Đà. Để có cơ sở khoa học cho việc phục hồi rừng tự nhiên bị thoái hóa, bằng nhiều biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong đó việc nghiên cứu xây dựng mô hình thí nghiệm khoanh nuôi xúc tiến tái sinh đã được triển khai thực hiện tại hiện trường nghiên cứu của dự án.

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]