Nguyễn Bá Triệu, Bùi Kiều Hưng
Trạm thực nghiệm KHKTLN Tân Lạc, Hoà Bình
Trung tâmứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Hiện nay việc tìm kiếm các loài cây mọc nhanh, năng suất cao, đạt hiệu quả kinh tế lớn đang là yêu cầu cấp thiết của các Doanh nghiệp, tập thể, cá nhân kinh doanh nghề rừng.
Theo đơn đặt hàng của Vụ khoa học và Chất lượng sản phẩm (nay là Vụ Khoa học Công nghệ) – Bộ Nông nghiệp & PTNT giao cho Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật lâm nghiệp trồng thử nghiệm một số dòng Bạch đàn Brazil do Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh nhập về.Thí nghiệm được bố trí tại Trạm thực nghiệm KHKTLN Tân lạc – Hoà bình vào 9/2001.
Sau 36 tháng trồng thí nghiệm, một số dòng đã tỏ ra sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng trong khu vực. Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi xin thông báo một số kết quả bước đầu về sinh trưởng của các dòng bạch đàn nói trên.
1. Bố trí thí nghiệm
1.1. Một vài nét về điều kiện tự nhiên khu vực trồng thí nghiệm:
Tử Nê là một xã miền núi thuộc huyện Tân Lạc – tỉnh Hòa Bình, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa; Tuy nhiên trong năm lại thể hiện rõ 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Vào mùa khô có sương mù và sương muối.
Nhiệt độ trung bình năm là 230C, lượng mưa trung bình năm là 1900 – 2200mm. Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%.
PN2
|
GU8 |
414 |
1407 |
GU1 |
411 |
Địa hình khu vực bố trí thí nghiệm là một quả đồi báp úp với diện tích 3ha, độ dốc trung bình 8 – 120. Đất Feralit phát triển trên đá Sa thạch. Đất có tầng dày trung bình đến khá 50 – 100 cm.
1.2. Bố trí thí nghiệm:
Qua nghiên cứu các đặc tính sinh thái học của các dòng Bạch đàn Brazil cho thấy: điều kiện khí hậu, đất đai ở khu vực Tân Lạc – Hoà Bình khá phù hợp với trồng Bạch đàn. Tuy nhiên, để chọn dòng Bạch đàn nào cho phù hợp nhất (sinh trưởng tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất) cho người trồng rừng là vấn đề mà đề tài đặt ra. Trong thử nghiệm này, chúng tôi đã trồng 6 dòng là 414, GU1, 1407, 411, PN2, GU8
Hiện trường thí nghiệm được bố trí cụ thể như sau:
– Phát dọn sạch toàn bộ thực bì, sau đó dọn và đốt sạch.
– Chia làm 6 lô theo hình nan quạt, mỗi lô bố trí trồng 1 dòng như sơ đồ dưới đây
Trong mỗi lô thiết kế đào hố với mật độ 1660 hố/ha( 3 ì 2m). Kích thước hố 40 x 40 x 40cm. Mỗi hố bón 0,2kg NPK.
Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây con 3 tháng tuổi trong bầu PE, sinh trưởng tốt, không cong queo sâu bệnh. Đường kính gốc Doo ≥0,2cm; Hvn ≥ 20cm.
- Kết quả và thảo luận.
Kết quả đo đếm sinh trưởng được tiến hành theo định kỳ 2 lần 1 năm vào tháng 3 và tháng 9, sau năm thứ 2 mỗi năm đo 1 lần. Các chỉ tiêu đo đếm và xác định bao gồm: Đường kính gốc(Doo), Chiều cao vút ngọn( Hvn); Đường kính tán( Dt) và Chất lượng cây trồng.
2.1. Sinh trưởng về đường kính.
Kết quả đo đếm sinh trưởng Doo (cm) các dòng Bạch đàn theo định kỳ được thể hiện ở biểu 01 và biểu đồ 01.
Biểu 01:Số liệu đo đếm sinh trưởng Doo (cm)
Dòng
Tháng tuổi |
414 | GU1 | 1407 | 411 | PN2 | GU8 |
3 | 0,25 | 0,26 | 0,26 | 0,27 | 0,23 | 0,25 |
6 | 0,8 | 0,59 | 0,74 | 0,73 | 0,54 | 0,64 |
12 | 2,43 | 2,44 | 2,09 | 2,01 | 2,27 | 2,73 |
18 | 4,38 | 4,33 | 4,55 | 4,2 | 4,53 | 5,06 |
24 | 7,01 | 6,95 | 8,32 | 7,01 | 8,4 | 8,94 |
36 | 9,9 | 9,51 | 10,60 | 9,62 | 11,37 | 12,8 |
Biểu đồ 01: Biểu đồ sinh trưởng về đường kính gốc Doo (cm)
|
Biểu 01 và biểu đồ 01 cho thấy:
– Trong 6 dòng Bạch đàn Brazil đem trồng thí nghiệm thì dòng GU8 là sinh trưởng về Doo nhanh nhất ngay từ khi mới trồng.
– Dòng 1407 và dòng PN2 trong năm thứ nhất sinh trưởng trung bình, thậm chí còn kém hơn dòng 414 và GU1. Tuy nhiên từ năm thứ 2 tốc độ sinh trưởng về Doo của chúng vượt xa cả 2 dòng 414, 411 và GU1.
– Còn dòng 414,GU1, 411 tốc độ sinh trưởng khá, mặc dù vậy so với 3 dòng GU8, PN2, 1407 từ sau 2 năm trồng thử nghiệm đã có sự chênh lệch đáng kể.
Sự thuần nhất (sai khác ) về đường kính giữa các dòng Bạch đàn sau 3 năm trồng thử nghiệm được kiểm tra theo tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn tiêu chuẩn:
X1 – X2 U = S12 + S22 n1 n2 |
Trong đó:
X1, X2: là giá trị trung bình của các mẫu
S1, S2: Sai tiêu chuẩn của các mẫu
n1,n2: dung lượng mẫu
– Nếu U ≥ 1,96 : Giữa các dòng thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt.
– Nếu U < 1,96 : Giữa các dòng thí nghiệm tương đối thuần nhất (không có sự sai khác rõ rệt)
Kết quả tính toán Doo và sai tiêu chuẩn(S) của các mẫu được ghi ở biểu 02.
Biểu 02:Kết quả tính toán Doovà sai tiêu chuẩn (S)
Chỉ
tiêu Dòng |
Doo (cm)
24 tháng |
S
24 tháng |
n |
Doo (cm)
24 tháng |
S
36 tháng |
n |
414 | 7.01 | 1.53 | 30 | 9,9 | 1,66 | 30 |
GU1 | 6.95 | 1.36 | 30 | 9,51 | 1,53 | 30 |
1407 | 8.32 | 1.6 | 30 | 10,6 | 1,2 | 30 |
411 | 7.01 | 1.32 | 30 | 9,62 | 1,13 | 30 |
PN2 | 8.4 | 1.31 | 30 | 11,37 | 1,44 | 30 |
GU8 | 8.94 | 1.66 | 30 | 12,8 | 1,3 | 30 |
Kết quả kiểm tra sự thuần nhất về Doo giữa các dòng Bạch đàn trồng thí nghiệm cho thấy:
* Sau 24 tháng sinh trưởng về Doo giữa các dòng GU8, PN2, 1407 có sự sai khác rõ rệt với các dòng 414, GU1, 411. Giữa các dòng GU8, PN2 và 1407 tương đối thuần nhất, không có sự sai khác rõ rệt; Và giữa các dòng 414, GU1, 411 cũng không có sự sai khác rõ rệt.
*Sau 36 tháng: Trong nhóm sinh trưởng mạnh (GU8, PN2, 1407) đã có sự sai khác giữa GU8 với PN2 và 1407. Dòng GU8 vượt trội lên so với 5 dòng còn lại; giữa 2 dòng PN2 và 1407 vẫn có sự thuần nhất.
– Giữa các dòng PN2, 1407 và 411,414, GU1 có sự sai khác rõ rệt.
– Giữa các dòng 411,414, GU1 tương đối thuần nhất.
Như vậy trong 6 dòng Bạch đàn đem trồng thử nghiệm thì có 3 dòng có tốc độ sinh trưởng về Doo vượt trội hơn cả đó là: GU8, PN2, 1407; đặc biệt là GU8 đã vượt trội hơn hẳn PN2 và 1407.
2.2. Sinh trưởng về chiều cao( Hvn)
Kết quả đo đếm sinh trưởng về chiều cao theo định kỳ được ghi trong
biểu 03 và biểu diễn ở biểu đồ 02.
Biểu 03:Kết quả đo đếm sinh trưởng chiều cao
Dòng
Tháng tuổi |
414 | GU1 | 1407 | 411 | PN2 | GU8 |
3 | 0,27 | 0,28 | 0,34 | 0,29 | 0,26 | 0,33 |
6 | 0,48 | 0,48 | 0,5 | 0,5 | 0,41 | 0,54 |
12 | 2,15 | 2,16 | 1,96 | 1,87 | 1,75 | 2,64 |
18 | 4,31 | 4,25 | 4,2 | 4,15 | 3,92 | 4,95 |
24 | 7,57 | 7,23 | 7,82 | 7,33 | 6,92 | 8,28 |
S%(24) | 17,93 | 17,00 | 15,26 | 18,38 | 14,61 | 18,26 |
36 | 9,45 | 8,93 | 10,05 | 9,21 | 10,21 | 11,35 |
S%(36) | 16,19 | 13,66 | 10,64 | 16,93 | 10,67 | 10,30 |
Biểu đồ 02: Kết quả đo đếm sinh trưởng về chiều cao
Qua biểu 03 và biểu đồ 02 chúng ta rút ra một số nhận xét sau:
– Sau khi trồng được 6 tháng tuổi thì chiều cao giữa các dòng chưa có sự khác nhau rõ rệt.
– Từ 6 tháng tuổi trở đi tốc độ sinh trưởng về chiều cao giữa các dòng đã có sự chênh lệch rõ rệt. Vượt trội hơn cả là dòng GU8 và dòng 1407. Sau 24 tháng dòng có tốc độ sinh trưởng về Hvn chậm nhất là dòng PN2.Tuy nhiên, đến năm thứ 3 dòng PN2 sinh trưởng mạnh về chiều cao, vượt trội hơn hẳn các dòng khác, chỉ kém dòng GU8.
Nhìn vào hệ số biến động về Hvn sau 24 tháng và 36 tháng trồng thí nghiệm của các dòng cho chúng ta thấy hệ số biến động của các dòng là tương đối nhỏ thể hiện độ đồng đều giữa các cá thể trong mỗi dòng. Trong 6 dòng thì đồng đều nhất là dòng PN2 , GU8 và 1407.
Để so sánh về Hvn giữa các dòng Bạch đàn có sự sai khác (hay đồng nhất) với nhau không ta kiểm tra theo tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn tiêu chuẩn. Kết quả tính toán Doo và sai tiêu chuẩn(S) được ghi ở biểu 04.
Biểu 04: Kết quả tính toán Doovà sai tiêu chuẩn (S)
Chỉ tiêu
Dòng |
Hvn (cm) 24 24 tháng |
S
24 tháng |
n | Hvn (cm) | S | n |
414 | 7,57 | 1,36 | 30 | 9,45 | 1,53 | 30 |
GU1 | 7,23 | 1,23 | 30 | 8,93 | 1,22 | 30 |
1407 | 7,82 | 1,19 | 30 | 10,05 | 1,07 | 30 |
411 | 7,33 | 1,35 | 30 | 9,21 | 1,09 | 30 |
PN2 | 6,92 | 1,01 | 30 | 10,21 | 1,36 | 30 |
GU8 | 8,28 | 1,51 | 30 | 11,35 | 1,17 | 30 |
Sau khi tính toán kiểm tra sự thuần nhất( hay sai khác) giữa các dòng Bạch đàn theo tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn tiêu chuẩn, kết quả cho thấy:
* Sau 24 tháng sinh trưởng về chiều cao( Hvn):
– Giữa 3 dòng GU8, 414 , 1407 và 3 dòng GU1, PN2, 411 có sự sai khác rõ rệt.
– 3 dòng GU8, 414 và 1407 sinh trưởng về chiều cao mạnh không có sự sai khác rõ rệt (tương đối đồng nhất). Sinh trưởng tốt nhất là dòng GU8.
– Giữa 3 dòng GU1, 411, PN2: tương đối thuần nhất.
– Sai khác về chiều cao rõ rệt nhất là sai khác giữa 2 dòng: GU8 và PN2 (U = 4,12) mức độ chênh lệch là 1,36m.
*Sau 36 tháng sinh trưởng về chiều cao giữa các dòng đã có sự thay đổi khá lớn:
– Giữa 3 dòng sinh trưởng mạnh ở thời điểm 24 tháng là GU8, 414 và 1407 chưa có sự sai khác thì đến thời điểm 36 tháng đã có sự sai khác rõ rệt. Dòng GU8 đã vượt trội hơn hẳn so với các dòng còn lại.
– Dòng PN2 thấp nhất ở thời điểm 24 tháng, đã vượt lên xếp thứ 2 sau GU8. Giữa PN2 và 1407 đã tương đối thuần nhất, không có sự sai khác đáng kể.
– Giữa các dòng PN2 và các dòng GU1, 414, 411 đã có sự sai khác rõ rệt.
– Giữa các dòng 1407 và dòng GU1, 411 không thuần nhất, có sự sai khác rõ rệt.
– Giữa 2 dòng 414 và 1407 đã không còn sự sai khác rõ rệt như ở 2 năm đầu( 24 tháng), mà chúng đã tương đối thuần nhất.
– Sai khác lớn nhất về chiều cao là sai khác giữa 2 dòng GU8 và dòng GU1, chênh lệch về chiều cao giữa 2 dòng này là 2,48 m.
Như vậy trong 6 dòng Bạch đàn đem trồng thử nghiệm có 3 dòng có tốc độ sinh trưởng về chiều cao mạnh nhất đó là: GU8 ,PN2 và 1407. Đặc biệt nổi trội hơn cả là GU8.
3. Kết luận và kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Trong 6 dòng Bạch đàn (5 dòng Brazil và 1 dòng PN2) đem trồng thử nghiệm tại Tân Lạc – Hoà Bình cho thấy 3 dòng tỏ ra phù hợp và phát triển tốt là: GU8 , PN2 , 1407, trong đó dòng sinh trưởng tốt nhất là dòng GU8.
3.2. Kiến nghị:
– Mô hình thí nghiệm này mới tiến hành được 3 năm, do vậy để đánh giá chính xác khả năng sinh trưởng của các dòng trong cả chu kỳ sản xuất, tránh được những tổn thất cho các nhà kinh doanh nghề rừng, đề nghị Bộ chủ quản tăng thêm kinh phí chăm sóc, bảo vệ, đo đếm đánh giá mô hình trồng thí nghiệm thêm 2-3 năm nữa.
– Với kết quả trồng thử nghiệm này, đề nghị cho nhân rộng 3 dòng Bạch đàn GU8, PN2 , 1407; đặc biệt là dòng GU8 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình và một số nơi khác có điều kiện tự nhiên tương tự.
Tài liệu tham khảo:
1- Lê Đình Khả, Nguyễn Văn Hải, Hồ Quang Vinh, Chọn và nhân giống Keo Lai năng suất cao. Tổng kết công tác nghiên cứu cải thiện giống cây rừng. Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, Viện KHLN Việt Nam, 1996.
2- Nguyễn Xuân Quát, Lựa chọn cơ cấu cây trồng trong các chương trình trồng rừng ở Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo “Xác định loài cây trồng và chọn loài ưu tiên”, Hà Nội 7-8/9/2000.
3- Hoàng Xuân Tý và các cộng sự, Nâng cao công nghệ thâm canh rừng trồng và sử dụng cây họ đậu để cải tạo đất và nâng cao sản lượng rừng trồng, Báo cáo đề tài KN.03.13, Viện KHLN Việt Nam, 1996.
4- Đỗ Đình Sâm, Phạm Văn Tuấn, Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng công nghiệp năng suất cao, 2001.
Summary.After three years of trial planting with 6 Eucalypt clones (5 Brazilian clones and the clone PH2) at the Tan Lac Scientific and Technical Experimentation Station in Hoa Binh as ordered by the Science and Product Quality Department (now The Science and Technology Department) – Ministry of Agriculture and Rural Development, rather good results have been obtained by the Forest Science and Techniques Application Centre. Of the 6 testing clones 3 prove suitable to climatic and edaphic conditions in the area i.e. GU8, PN2 and 1407. Specially, the clone GU8 had the fastest growth. However, to accurately evaluate the growth potential of the clones in the whole production rotation, observation and measurement must further be done in more 2-3 years. Results of this experiment show that the three clones GU8, PN2, 1407 can be introduced in Hoa Binh province and other areas of similar climatic and edaphic conditions.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Phân chia lập địa đất cát ven biển
- Nghiên cứu khả năng cải thiện tiểu khí hậu của Sở (Camellia sasanqua Thunb.) trên vùng đất cát ven biển Bình –Trị –Thiên.
- NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG KEO LAI Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KỸ THUẬT - LẬP ĐỊA CẦN QUAN TÂM
- Phân vùng phòng hộ vùng cát ven biển bắc trung bộ
- Kết quả nghiên cứu vai trò của giới trong việc thu hái và sử dụng gỗ củi ở xã khang ninh – vùng đệm vườn quốc gia ba bể