Nguyễn Thanh Phương
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ
TÓM TẮT
Trồng Sa nhân tím dưới tán rừng keo 3 năm tuổi (độ tàn che 0,3 – 0,4) và dưới tán rừng tự nhiên thứ sinh nghèo kiệt (độ tàn che0,5 – 0,6) sinh trưởng phát triển tốt. Sau trồng 8 tháng đã cho quả bói và năng suất khô của năm đầu tiên là 13,2 kg/ha (dưới tán rừng keo) và 5,0 kg/ha (dưới tán rừng tự nhiên). Năng suất khô của năm thứ 2 là 45,1 kg/ha (dưới tán rừng keo) và 16,4 kg/ha (dưới tán rừng tự nhiên). Trồng Sa nhân tím dưới tán vườn cà phê kinh doanh và dưới tán vườn nhà thì cây sinh trưởng rất tốt và sau 30 tháng thì ra hoa kết quả. Sa nhân tím ở cao nguyên Vân Hòa – Sơn Hòa – Phú Yên ra hoa đậu quả 2 vụ trong một năm là vụ hè thu (từ tháng 5 – 8) và vụ thu đông (từ tháng 9 – 12). Sa nhân tím ra hoa sau mưa tiểu mãn (tháng 5 – 6) và mưa chính vụ (tháng 9). Sau trồng 2 năm đã cho thu nhập thuần 4.664.000 đ/ha (dưới tán rừng keo) và 1.712.000 đ/ha (dưới tán rừng tự nhiên). Những năm tiếp theo thu nhập sẽ tăng gấp 2,25 – 3,96 lần (dưới tán rừng keo) và 4,73 -8,46 lần (dưới tán rừng tự nhiên) so với 2 năm đầu.
Từ khoá: Sa nhân tím, Amomum longiligulare T.L. Wu, tỉnh Phú Yên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu,) họ gừng: Zingiberaceae, là một trong những cây thuốc quý rất cần thiết cho dược liệu trong nước và xuất khẩu. Tại huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, sa nhân tím phân bố tại 4 xã miền núi là Sơn Định, Sơn Long, Sơn Xuân và Phước Tân, nhưng rừng tự nhiên đang bị tàn phá nghiêm trọng và Sa nhân đang bị khai thác tự do nên ngày bị thu hẹp về diện tích. Nếu không kịp thời trồng mới, khoanh nuôi bảo vệ và tác động những biện pháp tích cực thì những nguồn gen quý này cũng dần bị mất. Ngoài ra, còn tạo thêm giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao và đa dạng cây trồng cho tỉnh.
Việc trồng Sa nhân tím dưới tán rừng tự nhiên và tán rừng trồng góp phần hạn chế xói mòn, ngăn chặn và hạn chế lũ lụt nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Cây Sa nhân tím không tranh chấp đất với một số loại cây trồng khác mà chỉ tận dụng được đất dưới tán rừng để tăng nguồn thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Xét về giá trị cây Sa nhân có giá trị làm thuốc chữa nhiều loại bệnh về đường ruột và còn dùng để chiết tinh dầu làm hương liệu thực phẩm, nước hoa, dầu gội, gia vị… Với giá 80.000 – 100.000 đ/kg quả khô thì sau trồng 2 năm đã cho thu nhập 4 – 5 triệu đồng/ha và những năm tiếp theo còn cao hơn.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết quả nghiên cứu khả năng phòng cháy của một số loài cây có thể sử dụng tạo băng ngăn lửa tại Bình Định
- Bước đầu nghiên cứu một số nguyên nhân gãy ngang thân Keo lai ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên, Tuyên Quang
- Phân hạng đất cấp vĩ mô cho trồng rừng Keo tai tượng (Acacia mangium) ở vùng Trung tâm
- Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng Keo lai làm nguyên liệu giấy tại Đăk Lăk và Đăk Nông
- Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định thể tích gỗ dưới cành thân cây đứng loài Lim xanh (Erythrophleum fordii) và Táu mật (Vatica odorata ssp tonkinensis)