Kết quả Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác rẫy theo hướng sử dụng đất bền vững ở Tây Bắc

Ngô Đình Quế,

Đinh Văn Quang, Đinh Thanh Giang

Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Tây Bắc là vùng có diện tích du canh lớn nhất trên toàn quốc, với tính diện tích khoảng 91.581ha đất sử dụng làm nương rẫy. Do tập quán canh tác lạc hậu của người dân địa phương nên năng suất cây trồng thấp, đất canh tác bị xói mòn và rửa trôi nhanh chóng. Diện tích đất bỏ hoá trong vùng nhiều, đòi hỏi thời gian dài mới có thể phục hồi độ phì để canh tác được. Có thể nói cách khác là phương thức sử dụng đất nương rẫy trong vùng Tây Bắc mang lại hiệu quả thấp, tác động xấu đến môi trường sinh thái và đời sống của người dân trong vùng. Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác nhằm kéo dài thời gian sử dụng đất, đẩy nhanh tốc độ phục hồi độ phì đất, rút ngắn thời gian bỏ hoá, tăng năng suất cây trồng, từng bước ổn định đời sống cho người dân trong vùng là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay.

I. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu

1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu là các hệ thống canh tác nương rẫy của một số dân tộc vùng Tây Bắc chủ yếu là người Dao và người Mông.

– Phần thử nghiệm được thực hiện tại 2 địa điểm là Hoà Bình và Sơn La.

2. Nội dung

* Khái quát chung tình hình và các kết quả nghiên cứu có liên quan.

* Điều tra khảo sát tình hình kinh tế – xã hội, kinh nghiệm và các phương thức canh tác nương rẫy của một số dân tộc vùng Tây Bắc.

* Xây dựng mô hình thử nghiệm tại 2 điểm là Hoà Bình và Sơn La.

+ Gieo trồng một số loài cây họ Đậu khác nhau theo phương thức phủ kín nhằm rút ngắn thời gian bỏ hoá trên nương rẫy.

+ Gieo trồng một số loài cây họ Đậu theo băng với cây lương thực trồng xen nhằm kéo dài thời gian sử dụng đất và tăng năng suất cây trồng.

+ Theo dõi khả năng cải tạo đất của các mô hình thực nghiệm, đánh giá hiệu quả.

* Đề xuất mô hình canh tác rẫy đã được cải tiến.

3. Phương pháp nghiên cứu

*Tham khảo các tài liệu trong nước và quốc tế có liên quan

+ Điều tra tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội trong vùng nghiên cứu. Thu thập thông tin qua việc tham khảo tài liệu kết hợp với dùng phiếu điều tra theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA và đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân PRA.

+ Điều tra tập quán canh tác của người dân địa phương.

+ Lấy mẫu phân tích, so sánh, đánh giá các công thức thí nghiệm.

* Xây dựng mô hình thử nghiệm

+ Mô hình thí nghiệm được xây dựng theo phương pháp bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng.

+ Các loài cây trồng gồm một số giống mới và một số cây trồng được lựa chọn theo kinh nghiệm của người dân địa phương.

+ Thu hoạch mẫu điển hình theo phương pháp thống kê. Chọn điểm thu hoạch ngẫu nhiên, đối chiếu với điểm thu hoạch tại ô thí nghiệm để đánh giá hiệu quả kinh tế.

+ Lấy mẫu đất, phân tích đánh giá diễn biến đất trong các công thức thử nghiệm.

+ Các mẫu đất và cây trồng được phân tích theo phương pháp thông thường tại phòng thí nghiệm Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng – Viện KHLN Việt Nam.

II. Kết quả nghiên cứu

1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vùng Tây Bắc

* Điều kiện tự nhiên

– Tây Bắc gồm 3 tỉnh: Sơn La, Hoà Bình và Lai Châu. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 3,6 triệu ha, bằng 2,8% diện tích toàn quốc. Dân số trong vùng khoảng 2 triệu người.

– Địa hình đồi núi trong vùng Tây Bắc khá phức tạp với các dãy núi cao từ 2000 – 3000m. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới trung bình năm khoảng 20 – 22OC. Lượng mưa trung bình năm 1200 – 1600mm.

– Đất trong vùng Tây Bắc đa dạng, phong phú, chất lượng đất còn tốt nhưng chua và độ dốc lớn. Diện tích đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 8,5%.

* Tình hình kinh tế và sử dụng đất

– Vùng Tây Bắc có khoảng 30 dân tộc sinh sống, chiếm khoảng 55,6% thành phần các dân tộc Việt Nam. Mật độ dân số trong toàn vùng thấp và phân bố không đều. Tỷ lệ tăng dân số trong vùng cao.

– Bình quân lương thực trong vùng đạt 248,1kg/ người/ năm, bằng 71% so với bình quân cả nước. Năng suất cây trồng thấp, năng suất lúa đạt trung bình 19 tạ/ ha, bằng 57% năng suất lúa cả nước.

– Diện tích đất trống đồi trọc toàn vùng là 2.464.326 ha, chiếm 68,3% diện tích toàn vùng. Độ che phủ trong vùng rất thấp (»13,2%).

Đất ruộng trong vùng ít, bình quân 1 người < 300m2. Do vậy, một loại hình sử dụng đất đặc trưng trong vùng là lúa nương chiếm 26,7% diện tích trồng cây hàng năm. Năng suất lúa nương trong vùng thấp, đạt trung bình 1,1 tấn / ha.

– Tình hình định canh, định cư trong vùng: Các chương trình định canh định cư cho đồng bào trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, theo ước tính, vùng Tây Bắc vẫn còn tới 41.787 ha với khoảng 269.961 khẩu sống du canh du cư.

* Mô hình canh tác rẫy truyền thống trong vùng Tây Bắc

+ Mô hình canh tác rẫy truyền thống của đồng bào H’Mông ở Sơn La.

Sơ đồ chu kỳ luân canh rẫy của đồng bào H’Mông ở Sơn La

Mô hình trước năm 1985

Rõng tù nhiªn
Ng« 3 – 4 n¨m
Bá ho¸ 15 – 20 n¨m
Lóa n­¬ng 2 -3 N¨m

Hệ canh tác nương rẫy

lúa-ngô-bỏ hoá

Mô hình sau năm 1985

Lóa n­¬ng 2-3 n¨m
Rõng t¸i sinh
N­¬ng xa nhµ N­¬ng gÇn nhµ
Bá ho¸ 4-6n¨m
Ng« 2-3 n¨m
ýdÜ 1-3n¨m
HÖ canh t¸c n­¬ng rÉy lóa-ng«-bá ho¸
C©y ¨n qu¶

 

So sánh hiệu quả sử dụng đất của 2 mô hình canh tác rẫy trước và sau năm 1985.

– Tổng số năm canh tác lúa và hoa màu trong một chu kỳ sau năm 1985 không giảm, vào khoảng từ 5 – 7 năm.

– Độ dài của một chu kỳ sản xuất giảm, từ 20 – 25 năm trước đây nay chỉ còn 10 – 12 năm.

– Số năm bỏ hoá được rút ngắn, trước năm 1985 thời gian bỏ hoá từ 15 – 20 năm, sau năm 1985 chỉ còn 4 -6 năm.

Như vậy, hệ số sử dụng đất tăng:

Số năm canh tác

R = ———————————————-

Số năm canh tác + Số năm bỏ hoá

Trước năm 1985 hệ số R = 20% -30%; sau năm 1985 hệ số R = 40% – 45%.

Hệ số R tăng nên năng suất cây trồng giảm sau mỗi vụ canh tác do thời gian bỏ hoá ngắn và độ phì đất giảm. Tuy nhiên, mô hình sử dụng đất sau năm 1985 đã làm tăng tổng thu nhập của người dân do vòng quay sử dụng đất ngắn. Ngoài ra, người dân đã biết trồng xen hoa màu, đậu đỗ và một số diện tích gần nhà được chuyển sang trồng cây ăn quả nên họ có thêm việc làm và tăng thu nhập.

Nhưng nếu cứ tiếp tục mô hình sử dụng đất như trên đặc biệt với nương xa nhà thì đất sẽ bị thoái hoá ngày càng nhanh, việc canh tác sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có những biện pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao độ phì đất và ổn định năng suất cây trồng.

+ Mô hình canh tác rẫy truyền thống của người Dao.

Sơ đồ luân canh nương rẫy của đồng bào dân tộc Dao ở Hoà Bình

Mô hình trước năm 1986

Lóa n­¬ng 2-4n¨m
S¾n 2 n¨m

 

HÖ canh t¸c n­¬ng rÉy lóa-s¾n-bá ho¸
RõngTN
Bá ho¸ 5-10n¨m

Mô hình sau năm 1986

Rõng tù nhiªn
Lóa n­¬ng 1-2n¨m
HÖ canh t¸c n­¬ng rÉy lóa-s¾n-bá ho¸
S¾n 1-2 n¨m
Bá ho¸ 3-4n¨m

So sánh về hiệu quả sử dụng đất của 2 mô hình canh tác rẫy trước và sau năm 1986.

– Tổng số năm canh tác lúa và hoa màu trong một chu kỳ rẫy giảm, trước năm1986 là 4 – 6 năm, sau năm 1986 chỉ còn 2 – 4 năm.

– Độ dài của một chu kỳ sản xuất nương rẫy cũng giảm, trước năm 1986 từ 10 – 16 năm, sau năm 1986 chỉ còn 6 – 8 năm.

– Số năm bỏ hoá ngắn hơn, trước năm 1986 là 5 – 10 năm, sau năm 1986 là 3 – 4 năm.

Do đó hệ số R trước năm 1986 đều khoảng 30% – 40% và sau năm 1986 khoảng 40% – 50%.

Nhận xét:

Các mô hình canh tác của người Mông và người Dao hiện nay đều có hệ số R tăng do thời gian bỏ hoá ngắn, độ phì đất chưa kịp phục hồi đã bị canh tác trở lại nên năng suất cây trồng thấp, hệ thống canh tác thiếu tính ổn định, bền vững.

2. Kết quả xây dựng mô hình

* Các mô hình thử nghiệm

Đã chọn 4 điểm nghiên cứu có liên quan và 2 điểm xây dựng mô hình tại Hoà Bình và Sơn La. Các thử nghiệm đã gieo trồng một số loại cây họ Đậu đã được xác định có thể sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên vùng Tây Bắc và cây lương thực trồng xen như sau:

Mô hình 1:Trồng cây họ Đậu phủ kín với mật độ 10.000 khóm/ ha (mật độ 1 x 1m/ khóm) nhằm tăng độ che phủ, phục hồi nhanh độ phì của đất bỏ hoá gồm các loài: Cây Đậu triều ấn Độ (Cajanus cajan); cây Cốt khí (Tephrosia candida); cây Keo dậu (Leucaena leucocephala ); Keo Philipin (Desmodium rensonii )

Mô hình 2: Trồng cây họ Đậu theo băng để vừa cải tạo đất vừa chống xói mòn đất tăng năng suất cây trồng xen. Các băng cây họ Đậu có chiều rộng 45 – 60cm gồm 2 hàng (1 hàng Đậu triều ấn Độ + 1 hàng Cốt khí) trồng theo đường đồng mức khoảng cách trồng tuỳ theo độ dốc, cự ly 10 – 20m/ hàng), các loài cây lương thực trồng xen có lúa địa phương, ngô địa phương và ngô LVN10.

Mô hình 3:Thử nghiệm hiệu quả của việc vùi lá cây họ Đậu trong băng cây lương thực trồng xen nhằm tăng năng suất cây trồng. Bón lá Cốt khí và Desmodium tương đương 20 tấn lá / ha + 40 kg sunphát amon có chứa đồng vị N15 và đối chứng .

Mô hình 4:Khảo nghiệm năng suất cây trồng và khả năng cải tạo đất sau 2 năm trồng phủ kín nương rẫy bằng cây họ Đậu. Thử nghiệm được tiến hành bằng cách phát đốt cây họ Đậu để trồng lúa so với trồng lúa trên nương rẫy bỏ hoá tự nhiên 5 – 6 năm.

* Kết quả thử nghiệm

Các thử nghiệm được tiến hành từ năm 1997 – 1999 kết quả như sau:

Mô hình 1:Trồng phủ kín cây họ Đậu trên nương bỏ hoá.

Theo dõi sinh khối các cây họ Đậu được trồng thử nghiệm như sau:

 

Bảng 1. Sinh khối một số loài cây họ Đậu 18 tháng tuổi tại Hoà Bình ( tấn / ha)

TT Loài Thõn Lỏ C?ng
Tuoi Khụ Tuoi Khụ ki?t Tuoi Khụ ki?t
1

2

3

4

Keo dậu

Đậu triều

Cốt khí

Desmodium

15

35

20

36

8

16

11

14

5

4.5

5.0

5

1.65

1.5

1.5

1.8

20

39.5

25.0

41.0

9.65

17.5

12.5

15.8

Kết quả trên cho thấy các loài có sinh khối lớn là Cốt khí, Đậu triều và Desmodium thể hiện khả năng che phủ và cải tạo đất tốt.

Hàng năm đem vùi chúng vào đất sẽ cung cấp cho đất một lượng lớn chất hữu cơ trung bình từ 20 – 41 tấn/ ha thân và lá, cao nhất là Desmodium và Đậu triều. Theo tính toán thì loài Desmodium cung cấp cho đất lượng N, P, K lớn nhất (100kg N/ ha, tương đương với 3 tạ urê / 1ha). Các loài khác từ 40 – 70 kg/ ha tuỳ loài và cấp tuổi.

– Trồng cây họ Đậu phủ kín sau 3 năm đã nâng cao độ phì đất rõ rệt, đặc biệt mùn, N, hạn chế được xói mòn đất. Lượng đất bị xói mòn trong ô thí nghiệm trồng Cốt khí phủ kín chỉ bằng 9,5% so với nương lúa thuần, thời gian bỏ hoá được rút ngắn lại so với bỏ hoá tự nhiên.

Trong số 4 loài cây họ Đậu trồng phủ kín thì đất trong ô trồng Đậu triều có số lượng vi sinh vật (VSV) tổng số lớn nhất 27,6 . 107 gấp 72 lần ô đối chứng, tại ô trồng phủ kín Cốt khí lượng VSV trong đất thấp nhất nhưng cũng gấp 34 lần nơi bỏ hoá tự nhiên. Về vi khuẩn cố định đạm: Có sự chênh lệch ít trong các ô trồng phủ kín nhưng đều cao hơn rất nhiều so với ô đối chứng (20 – 25 lần, xem bảng 3).

Mô hình 2: Trồng cây họ Đậu theo băng.

Theo dõi hàm lượng dinh dưỡng trong các nương rẫy trồng cây họ Đậu theo băng và đối chứng có sự khác nhau rõ rệt. Hàm lượng mùn cao nhất trên nương có băng xanh cây họ Đậu, thấp nhất trên nương mới bỏ hoá.

Trong các nương canh tác không có băng xanh chống xói mòn, các chất dinh dưỡng tầng mặt mất nhiều sau mỗi vụ canh tác. Qúa trình này làm cho đất mất dần khả năng canh tác và năng suất cây trồng giảm nhanh sau mỗi vụ.

Bảng 2. Băng cây họ Đậu trên nương được trồng sau 2 năm

và năng suất cây trồng xen

Địa điểm Công thức trồng 1997 1998
Mộc Châu – Sơn La – Lúa nương địa phương trồng thuần

– Lúa nương địa phương trồng trong băng

– Ngô LVN 10 trồng thuần

– Ngô LVN 10 trồng trong băng

11.0

9.6

20.3

19.2

8.0

10.4

17.0

20.0

Bình Thanh – Kỳ Sơn – Hoà Bình – Ngô địa phương trồng thuần

– Ngô LVN 10 trồng thuần

– Ngô LVN 10 trồng trong băng

– Lúa địa phương trồng thuần

– Lúa địa phương trồng trong băng

9.5

13.4

13.2

7.2

6.0

8.0

11.0

13.7

7.0

6.8

Trong các công thức trồng không có băng xanh, năng suất cây trồng giảm nhanh chỉ ngay sau một vụ canh tác. Trong các công thức trồng xen băng, năng suất cây trồng có giảm do diện tích dành cho cây họ Đậu 10 – 15% diện tích, do đó năng suất thực tế trong băng đã tăng lên và giảm chậm trong những năm sau.

Theo dõi hàm lượng dinh dưỡng trong các nương rẫy có trồng băng và đối chứng có sự khác nhau rõ rệt đặc biệt là hàm lượng mùn, đạm ở trong băng cao hơn hẳn nơi không có băng xanh cây họ Đậu.

– Trên các nương có trồng băng cây họ Đậu lượng đất bị xói mòn chỉ bằng 54% so với không trồng băng.

Theo dõi hàm lượng vi sinh vật trong băng cây họ Đậu gấp 30 – 40 lần đối chứng, lượng vi khuẩn cố định đạm trung bình gấp 20 đến 25 lần bỏ hoá tự nhiên.

Bảng 3. Vi khuẩn trong đất tại một số công thức thí nghiệm

TT Loµi c©y hä §Ëu N¨m trång Ph­¬ng thøc trång VÞ trÝ lÊy mÉu Tæng sè TB VSV/1g ®Êt åVK cè ®Þnh N2/1g ®Êt
1 §Ëu triÒu 1997 « ®Þnh vÞ Gi÷a « 27,6.107 25.103
2 Keo dËu 1997 «®Þnh vÞ Gi÷a « 14,1.107 21,5.103
3 Cèt khÝ 1997 «®Þnh vÞ Gi÷a « 12,8.107 20,5.103
4 Desmodium Rensonii 1997 «®Þnh vÞ Gi÷a « 13,5.107 23.1.103
5 §èi chøng Bá ho¸ Cá, lau Gi÷a « 0,38.107 1,1.103
6 Trong b¨ng §T + CK 1997 Theo b¨ng MÉu trén 16,5.107 27.103

(Lấy mẫu phân tích năm 1998)

Mô hình 3: Sử dụng bón lá cây họ Đậu để tăng năng suất lúa nương (bảng 4).

Bảng 4. Năng suất lúa trong các ô thử nghiệm ( lúa sấy khô 600 C)

Ô thí nghiệm TB số khóm/ m2 Hạt chắc Hạt lép Năng suất (tấn/ha)
trên 1 khóm trên

1ha(kg)

trên 1 khóm trên 1ha(kg)
Bón lá cốt khí + N15 10% 16 5.84 934.4 1.90 304.0 1.23
Không bón lá cốt khí + N1510% 16 5.16 825.6 1.60 256.0 1.08
Ô đối chứng sản xuất 16 3.82 611.2 1.63 260.8 0.87

Ngoài thử nghiệm bón lá cốt khí, đã thử nghiệm với cây họ Đậu khác như Desmodium cho thấy:

– Năng suất lúa ở ô thí nghiệm bón lá cốt khí cao hơn ở Desmodium

– Năng suất và tỷ lệ hạt chắc/ lép trong các ô bón lá cây họ Đậu đều cao hơn ô sản xuất bình thường.

– Ô có bón lá cây họ Đậu và N15 dung trọng đất giảm đi và lượng chất hữu cơ, lượng Ca, Mg tăng lên. Riêng P2O5 và K2O dễ tiêu giảm có thể do lúa đã hấp thụ P, K mạnh hơn khi pH tăng lên cùng với lượng Ca, Mg.

Mô hình 4:Thử nghiệm đánh giá khả năng cải tạo đất của mô hình trồng cây họ Đậu phủ kín.

Kết quả theo dõi cho thấy sau 2 năm trồng cây họ Đậu độ phì đất phục hồi nhanh. Năng suất lúa ở các ô thử nghiệm phát đốt cây họ Đậu trồng lúa đạt 9,1 – 9,6 tạ/ ha gần tương đương với ô bỏ hoá tự nhiên 5 – 6 năm. Thời gian bỏ hoá có thể rút ngắn từ 2 – 3 năm.

III. Kết luận, đề xuất mô hình canh tác rẫy cải tiến ở Tây Bắc và khuyến nghị

1. Kết luận

– Các loài cây họ Đậu được đem trồng thử nghiệm đã khẳng định vai trò quan trọng trong luân canh nương rẫy ở Tây Bắc, đặc biệt là các loài Đậu triều ấn Độ (Cajanus cajan), Keo Desmodium resonii, Cốt khí (Tephrosia candida).

– Trồng cây họ Đậu phủ kín sau 3 năm đã nâng cao độ phì đất rõ rệt đặc biệt mùn, N, hạn chế được rõ rệt xói mòn đất. Thời gian bỏ hoá được rút ngắn 2- 3 năm so với bỏ hoá tự nhiên.

– Trồng băng cây họ Đậu theo đường đồng mức trên nương rẫy đã nâng cao độ phì đất, tăng năng suất cây trồng xen và kéo dài được thời gian sử dụng đất, ngoài ra các hàng cây đã chắn bùn cát tạo thành các bờ bậc thang. Đây là hướng sử dụng đất dốc bền vững, có khả năng áp dụng rộng rãi cho vùng Tây Bắc nói riêng và đất dốc nói chung.

2. Đề xuất mô hình canh tác rẫy cải tiến

Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm canh tác truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, đặc biệt đồng bào H’Mông và Dao; qua kết quả các nghiên cứu thử nghiệm, chúng tôi đề xuất mô hình canh tác rẫy cải tiến như sau:

Mô hình canh tác rẫy cải tiến vùng Tây Bắc

3 – 4n¨m
2-4 n¨m
Trång c©y hä §Ëu phñ kÝn
Canh t¸c

3-4 n¨m

Trång c©y hä §Ëu phñ kÝn
Trång b¨ng míi + canh t¸c
Trång b¨ng

+ canh t¸c

Canh t¸c 3n¨m

 

3. Khuyến nghị

Để việc đưa các mô hình canh tác rẫy có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cho đồng bào dân tộc vùng cao quen sống du canh du cư, cần quan tâm một số vấn đề sau:

– Lựa chọn cây trồng mới ngoài lợi ích bảo vệ đất, môi trường thì loài cây đó phải có hiệu quả kinh tế trước mắt. Trong thử nghiệm chúng tôi đã đưa vào gieo trồng một tập đoàn cây họ Đậu có giá trị cao về bảo vệ đất, chống xói mòn, nhưng nhận thấy người dân chỉ thích trồng cây Đậu triều ấn Độ do chu kỳ của nó ngắn (2 – 3 năm) và cho năng suất sinh học cao, với cây 18 tháng có thể thu hoạch 4 – 5 tấn lá tươi/ ha, lá làm phân xanh hoặc thức ăn gia súc tốt, thân cây có thể làm củi đun, hạt thu hoạch để ăn hoặc chăn nuôi (1 năm có thể thu trung bình 40 – 60kg hạt / 1 sào Bắc bộ).

– Đề nghị các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm muốn đưa các mô hình cải tiến vào sản xuất cần phối hợp sử dụng tổng hợp các kết quả nghiên cứu về giống, cây trồng, kỹ thuật mới trong nông nghiệp (lúa, ngô …) sẽ tạo ra mô hình SALT 2 có tính thuyết phục cao hơn đối với người dân trong vùng.

– Cần tiếp tục có những đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này, vì đây là những vấn đề bức xúc đối với đồng bào các dân tộc vùng cao trong canh tác nương rẫy hiện nay.

.

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Đình Sâm, 1996. Tổng luận phân tích nông nghiệp du canh ở Việt Nam.

2. Bùi Quang Toản,1990. Một số vấn đề về đất nương rẫy ở Tây Bắc và phương hướng sử dụng (Luận án PTS).

3. Trần Đức Viên và các tác giả, 1996. Nông nghiệp trên đất dốc, thách thức và tiềm năng. NXB Nông nghiệp.

4. Hoàng Xuân Tý, 1996. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu KN 03 – 13 (1992 – 1995).

5. Phạm Văn Tuân, Nguyễn Văn Cử, Hà Văn Hội, 1996. Một số kinh nghiệm canh tác nương rẫy của đồng bào dân tộc ở Sơn La – Hoà Bình – Lai Châu.

Results of research on establishment of Slash-and-burn cultivation models in the direction of sustainable land use in the North West.

Summary: The North Westregion has the largest land area under slash-and-burn cultivation in the whole country. Irrational cultivation systems by the people from long ago has made most of the land under slash-and-burn cultivation degraded, gradually unproductive; crop productivity is low.

This paper deals with the research on rational cultivation models in slash-and-burn cultivation land aimed at raising crop productivity, maintaining the productive ability of slash-and-burn cultivation land, promoting the rehabilitation of fallow land. Results of the research and model establishment are as follows:

1.Traditional slash-and-burn cultivation models by the H’mong in Sonla and Dao in Hoa Binh all have increased coefficient R due to short fallowing period, soil fertility is not yet recovered, insufficient stability of cultivation systems.

2. Leguminous special the test plantings have confirmed their important role in shifting slash-and-burn cultivation in the North West especially Cajanus cajan, Desmodium resonii, Tephrosia candida.

After 3 years being densely covered with leguminous species soil fertility is markedly improved with increased humus content, N and microbial activity; soil erosion is diminished. Fallowing period is 2 – 3 years shortened as compared with natural fallowing land improves soil fertility, increases productivity of mixed planting crops.3. Together with the results of testing the author recommends an improved rotational cultivation model for the regions practising slash-and-burn cultivation in the North Westand gives some suggestions for the application of this model.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]