Lê Quốc Huy
Nguyễn Minh Châu
Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Mở đầu
Hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 120- 160 triệu tấn Nitơ khí quyển được cố định và chuyển hoá thành nguồn đạm dưới các dạng khác nhau thông qua quá trình cố định đạm sinh học tự nhiên, (Gibson, 1995). Lượng đạm này ước tính gấp khoảng 2 lần lượng phân nitơ hoá học sản xuất ra hàng năm trên thế giới. Thông qua cộng sinh giữa vi khuẩn rhizobium với rễ các cây họ đậu, quá trình cố định đạm sinh học được thực hiện, cây chủ sẽ lấy được nguồn đạm vô cơ cho sinh trưởng, ngược lại vi khuẩn sẽ có được các nguồn hydrad cacbon (đường, tinh bột) cho hoạt động sống. Quan hệ cộng sinh này có vai trò quan trọng trong chu trình dinh dưỡng nitơ, ổn định năng suất cây trồng và bền vững hệ sinh thái (Macdicken, 1994. Balasundaran, 1995). Lĩnh vực cộng nghệ vi khuẩn cố định đạm rhizobium đang được quan tâm, thu hút nhiều nghiên cứu và áp dụng cho nhiều cây trồng khác nhau. Keo lai và Keo tai tượng là 2 loài cây trồng quan trọng của Chương trình 5 triệu ha rừng và nhiều chương trình trồng rừng khác ở Việt Nam. Kỹ thuật tuyển chọn, sản xuất chế phẩm rhizobium có hiệu lực cộng sinh cao ứng dụng cho keo lai, keo tai tượng vườn ươm và rừng trồng sẽ góp phần làm tăng chất lượng, hiệu quả sản xuất cây con và năng suất rừng trồng.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Kỹ thuật phân lập & tuyển chọn các chủng rhizobium có hiệu lực cộng sinh cao
Các chủng vi khuẩn rhizobium được phân lập từ nốt sần rễ của cây chủ keo lai và tai tượng sinh trưởng trên một số vùng sinh thái & lập địa khác nhau. Quá trình phân lập được tiến hành trên môi trường YMA (Yeast Manitol Agar), YMA- Red Congo & YMA- Bromthymol Blue (Somasegaran và Hoben, 1985), qua đó các chủng được phân lập & phân loại ra 2 nhóm là Rhizobium sinh trưởng nhanh, phản ứng acid màu vàng và nhóm Brandyrhizobum sinh trưởng chậm, phản ứng kiềm màu xanh trên môi trường trên môi trường YMA- Bromthymol Blue. Các chủng phân lập sau đó được tuyển chọn qua nhiều bước, trước hết là khả năng hình thành cộng sinh nốt sần với cây chủ trong điều kiện in-vitro bằng phương pháp Cầu giấy- ống nghiệm trên môi trường SNS (Seedling Nutrition Solution) (Gibson 1963, 1995, Vincent 1970, Somasegaran & Hoben 1985); chỉ tiêu đánh giá là số lượng và chất lượng nốt sần hình thành.
Bước tiếp theo là tuyển chọn hiệu lực cộng sinh với cây chủ trong điều kiện nhà kính bằng phương pháp bình Leonard trên môi trường SNS vô đạm (Nitrogen-free nutrient solution) (Vincent 1970, Somasegaran & Hoben 1985). Cây chủ được nhiễm rhizobium và sinh trưởng trong điều kiện thí nghiệm 8-10 tuần, chỉ cây nào hình thành được cộng sinh nốt sần với các chủng rhizobium nhiễm, thì chúng mới sinh trưởng tốt, bằng không sinh trưởng sẽ kém. Chỉ tiêu đánh giá lá số lượng, trọng lượng nốt sần hình thành, chiều cao, đường kính và sinh khối của cây chủ. Các chủng được đánh giá là có hiệu lực cộng sinh cao trong thí nghiệm bình Leonard sẽ được tuyển chọn hiệu lực tiếp theo trong điều kiện thí nghiệm vườn ươm với thành phần lõi bầu là đất của hiện trường áp dụng, chỉ tiêu đánh giá là số lượng, trọng lượng nốt sần, chiều cao, đường kính và sinh khối.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Khả năng hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam
- Một số giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ở Việt Nam
- Nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn với Vùng Chim quan trọng
- Ứng dụng côn trùng học với đời sống con người
- Kết quả nghiên cứu xây dựng các mô hình rừng trồng sản xuất ở tỉnh Hà Giang