Phạm Quang Tuyến
Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Quả Tô hạp Điện Biên thu hái vào tháng 12 khi quả bắt đầu chín chuyển từ màu xám xanh sang màu xám đen. Hạt Tô hạp bảo quản trong tủ lạnh thông thường, thời gian bảo quản khoảng 5 tháng hạt đã bắt đầu mất sức nảy mầm. Hạt Tô hạp xử lý với công thức nhiệt độ 400C ngâm trong 8h cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Cây con giai đoạn vườn ươm 4 tháng tuổi sinh trưởng tốt nhất với công thức thành phần ruột bầu 90% đất mùn tơi xốp + 7% phân chuồng hoai + 3% phân lân. Cây con sinh trưởng tốt nhất ở công thức giàn che 50%.
Từ khoá: Tô hạp Điện Biên, bảo quản hạt, Tây Bắc
MỞ ĐẦU
Tô hạp Điện Biên là cây bản địa có nhiều giá trị cả về sinh thái, môi trường và dược liệu. Tô hạp là cây gỗ lớn cao (30 – 50m), đường kính có thể tới 1m. Là loài cây thường xanh, ưa sáng, sinh trưởng nhanh, tái sinh mạnh. Gỗ màu nâu đỏ, lõi lớn, có nhiều giá trị: không mối mọt, có thể dùng để xây dựng, đóng tàu thuyền, cất tinh dầu và làm thuốc rất tốt. Tô hạp lại rất thích nghi với điều kiện lập địa của khu vực Tây Bắc. Việc nhân giống, gây trồng các loài cây gỗ lớn, có nhiều giá trị là phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp của vùng và đáp ứng được nhu cầu trồng rừng của người dân. Trong khi đó, tài liệu hướng dẫn thu hái, bảo quản, xử lý hạt giống, gieo ươm, chăm sóc cây con, trồng rừng về cây bản địa nói chung và Tô hạp Điện Biên nói riêng còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu kỹ thuật thu hái bảo quản, nhân giống, gieo ươm hạt và chăm sóc cây con là rất cần thiết đối với khu vực Tây Bắc.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Hiện trạng trồng Dó bầu tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam những năm gần đây và đề xuất khoa học
- Kết quả điều tra thành phần loài sâu ăn lá keo, đặc điểm sinh học của loài sâu hại chính tại Quảng Trị
- Bệnh sọc tím cây Luồng và biện pháp phòng trừ
- Tiêu chí phân chia rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái nghiêm trọng ở Việt Nam
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái một số loài cây lá rộng bản địa làm cơ sở cho việc gây trồng rừng