Kết quả nghiên cứu sinh khối cây cá lẻ mỡ trồng thuần loài vùng trung tâm Bắc bộ Việt Nam

Võ Đại HảiViện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Đặt vấn đề

Mỡ (Manglietia conifera Dandy) là cây gỗ lớn cao tới 25-30 m, đường kính ngang ngực đạt tới 50-60 cm, thân thẳng, tròn, vỏ xám bạc, thịt màu trắng và có mùi thơm nhẹ. Gỗ mỡ màu sáng hoặc vàng nhạt, mềm nhẹ, tỷ trọng 0,48, gỗ mịn, ít nứt nẻ, mối mọt. Gỗ mỡ dùng để đóng đồ gia dụng, gỗ dán lạng, gỗ bút chì, gỗ nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ,… Ngày nay, với công nghệ tạo ván ghép thanh gỗ Mỡ được dùng để chế tạo ra các đồ mộc cao cấp xuất khẩu rất có giá trị được khách hàng nước ngoài rất ưa dùng. Với những lý do đó Mỡ đã được chọn là một trong những loài cây trồng rừng chủ lực vùng Trung tâm Bắc Bộ và Đông Bắc Việt Nam theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.Mỡ là loài cây được nghiên cứu tương đối toàn diện về kỹ thuật gây trồng, tăng trưởng, sinh trưởng, tiểu khí hậu rừng,… tuy nhiên, nghiên cứu về sinh khối chưa được tiến hành một cách hệ thống và đầy đủ. Cơ chế phát triển sạch (CDM) đang mở ra vận hội mới cho ngành lâm nghiệp nước ta trong việc bán lượng carbon được hấp thụ bởi rừng để lấy tiền thì Mỡ là một trong những loài cây trồng rừng rất được chú ý. Để có cơ sở cho việc tính toán lượng carbon hấp thụ và giá trị thương mại carbon mà rừng Mỡ trồng có thể tạo ra, việc nghiên cứu xác định sinh khối rừng Mỡ là rất cần thiết. Nghiên cứu này được thực hiện năm 2006 tại 2 tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ, trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam“.

Nguồn: Tạp chí NN&PTNT số 14, tháng 7/2007

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]