Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm và nhân giống sinh dưỡng cây Macadamia ở Việt Nam

Nguyễn Đình Hải

Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Mắc ca là tên gọi chung cho 9 loài cây thuộc chi Macadamia, họ Chẹo thui (Proteaceae). Hai loài cây có giá trị th­ương mại trong 9 loài cây này là M.integrifolia Maiden &Betche và M. tetrraphylla L. Johnson đều có nguyên sản ở vùng ven biển phía Đông – Nam Queensland và Đông- Bắc New South Wales của Australia. Các loài khác không thể ăn đ­ược vì có vị đắng. Mắc ca là cây ăn quả thân gỗ, thuộc nhóm quả hạch, hạt có vỏ cứng, tỷ lệ nhân 30- 50%, tỷ lệ dầu trong nhân 71 – 80%. Nhân hạt Mắc ca đ­ược dùng làm nhân bánh ngọt, nhân sôcôla, kem, hoặc ăn trực tiếp ở dạng đồ hộp. Giá 1kg nhân Mắc ca trên thị tr­ường quốc tế khoảng 12-15 đô la Australia. Thành phần chất dinh d­ưỡng trong nhân hạt Macadamia như chất béo 78,2%, các hợp hất đ­ường 10%, các hợp chất đạm (protein) 9,2%, Kali 0,37%, Phốt pho 0,17%, Ma nhê 0,12%, hàm lượng dầu béo 78,2% trong nhân hạt Mắc ca cao hơn hẳn lạc, điều, do vậy nhân hạt Mắc ca là hàng nông sản đắt giá trên thị trư­ờng thế giới hiện nay.

Năm 1994, cây Macadamia integrifolia đã đ­ược Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trồng thử tại Ba Vì. Đến năm 1999 một số cây đã bắt đầu cho quả, năm 2002 có cây đã có 7kg hạt. Năm 2002 Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng đã nhập 9 dòng Mắc ca của Australia và 2 dòng của Trung Quốc. Đây là những dòng sai quả đang được nhiều nước trên thế giới gây trồng. Ngoài ra trong các năm 2002, 2003 một số địa phương như Con Cuông (Nghệ An), Sơn La, Điện Biên, Lạng Sơn, v.v. nhập giống Mắc ca từ Trung Quốc về gây trồng.

Tuy vậy, đây là một giống cây cho quả mới mà chúng ta chưa có những nghiên cứu đầy đủ. Vì vậy, việc nhập các giống có năng suất cao trồng thử nghiệm trên một số vùng sinh thái ở nước ta nhằm xác định khả năng sinh tr­ưởng và phát triển của các dòng đã nhập và nghiên cứu ph­ương thức nhân giống thích hợp cho loài cây này là rất cần thiết cho việc phát triển trồng cây Mắc ca ở Việt Nam.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp khu vực phía Bắc trang 99-107)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]