Nguyễn Thanh Minh
Trung tâm KHSXLN Đông Nam Bộ
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các biện pháp kỹ thuật gây trồng cho các loài cây bản địa mọc nhanh Thục quỳ, Chiêu liêu nước và Thúi để phát triển nguồn nguyên liệu cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ. Nghiên cứu được thực hiện từ khâu gieo ươm đến các biện pháp gây trồng tại hai loại đất chính trong vùng là đất cát xám được hình thành trên tàn tích phù sa cổ, tại Bàu Bàng – Bình Dương và đất Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch tại Mã Đà – Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu về thành phần ruột bầu ở giai đoạn vườn ươm cho thấy cả 3 loài điều sinh trưởng tốt ở tỷ lệ xơ dừa từ 25% đến 50%. Đối với loài Thục quỳ nhất thiết phải che sáng từ 50% đến 75% trong 3 tháng đầu tại vườn ươm. Thục quỳ là loài sinh trưởng nhanh, ở 2,5 tuổi, lượng tăng trưởng hàng năm đạt 3,50 cm/năm về đường kính ngang ngực và 2,27 m/năm về chiều cao. Cũng ở tuổi này mật độ trồng bắt đầu ảnh hưởng tăng trưởng về đường kính. Kết quả nghiên cứu về liều lượng phân bón cho thấy phân bón có ảnh hưởng đến sinh trưởng của loài Thúi. Liều lượng bón lót khoảng 150g NPK 16:16:8 và 500g phân lân vi sinh cho cây sinh trưởng tốt. Nghiên cứu trồng hỗn giao giữa các loài Thúi, Thục quỳ, Chiêu liêu nước cho tỷ lệ sống khá cao trên 93%. Tăng trưởng bình quân của các loài từ 2,25 cm/năm đến 3,21 cm/năm về đường kính ngang ngực và từ 1,62 m/năm đến 2,73 m/năm về chiềucao vút ngọn. Các kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sơ khoa học cho trồng rừng lấy gỗ ba loài cây này.
Từ khóa: Thục quỳ, Chiêu liêu nước, Thúi
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đông Nam Bộ là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, với diện tích đất tự nhiên 3,74 triệu ha chiếm 10,5% diện tích cả nước. Đây là vùng có ưu thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, khí hậu ôn hoà, đất đai đa dạng và phân bố thành những vùng rộng lớn thích hợp cho phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp. Tổng diện tích rừng hiện có khoảng 960 ngàn ha, chiếm 27,7% diện tích đất tự nhiên của khu vực trong đó rừng tự nhiên gần 850 ngàn ha. Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên ngày càng suy giảm cả về diện tích lẫn chất lượng do tình trạng khai thác quá mức và việc chuyển đổi đất rừng sang canh tác nông nghiệp hoặc dùng vào mục đích khác. Nhiều diện tích trồng mới bằng các loài cây mọc nhanh chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến giấy và ván dăm đã ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 248-256)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Cây Tếch ở Việt Nam, thực trạng và triển vọng trong nghiên cứu và sản xuất lâm nghiệp
- Kết quả nghiên cứu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) tái sinh tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
- Khả năng sinh trưởng của keo lai và bạch đàn Uro trên đất thoái hóa ở Pleiku
- Kết quả điều tra tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng trồng Dầu rái và Sao đen tại Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng: Dà vôi (Ceriop tagal C.B Robinson-1908), Vẹt tách (Bruguiera parviflora with and Arnold ex Griffith-1936), Su Mekong (Xylocarpus Mekongen