Kết quả nghiên cứu gây trồng cây Cọc rào (Jatropha curcas) làm nguyên liệu sản xuất dầu diesel sinh học tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Lê Quốc Huy, Lê Thành Công

Nguyễn Văn Dẻo và Trần Thu Hà

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Đề tài Nghiên cứu gây trồng phát triển cây Cọc rào (Jatropha curcas) (2007-2010) đã tuyển chọn được 29 cây trội Jatropha từ các quần thể tự nhiên hoang dại tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, có năng suất hạt 2,5-5,0 kg/năm và hàm lượng dầu 20,8-39,4 % và 85 cây trội dự tuyển từ các quần thể gây trồng tại Ninh Phước, Ninh Thuận có đồng thời cả tính trạng năng suất hạt và hàm lượng dầu cao trên các cây. Qua trồng khảo nghiệm 10 xuất sứ hạt Jatropha (bản địa và nhập nội) tại vùng cát đỏ Ninh Phước, Ninh Thuận và Buôn Mê Thuật, Đăk Lắc, đề tài đã bước đầu xác định được 4 xuất xứ Jatropha triển vọng cho vùng cát khô cằn Ninh Thuận, Nam Trung Bộ (T1, IH, BT2, ĐL), có sinh trưởng tốt, ra hoa, quả 5-6 tháng sau trồng; năng suất hạt sau 24 tháng trồng đạt 1497-1577 kg/ha/năm, tỷ lệ cây ra quả 95-98 %, hàm lượng dầu béo trong hạt 30-34%. Có 3 xuất xứ Jatropha được đánh giá là có triển vọng cho vùng Đăk lắc, Tây Nguyên (T1, IH, MexJ0260). Bên cạnh đó có 6 xuất xứ khảo nghiệm tại Ninh Phước và 7 xuất xứ khảo nghiệm tại Buôn Mê Thuật có sinh trưởng, hình thái cành tán lá rất tốt, nhưng hoặc không có quả hoặc năng quả rất thấp (không triển vọng). Áp dụng kỹ thuật bón chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM cho Jatropha trên vùng đất cát khô cằn Ninh Phước, Ninh Thuận làm tăng tỷ lệ cây ra quả 17-25% và tăng năng suất hạt 20% đến 35% (so với đối chứng; p=0,001) trong năm 1. Trong năm 2, phản ứng tăng năng suất hạt đã giảm xuống còn 18-24% so đối chứng.

Từ khóa: Cọc rào Jatropha, khảo nghiệm, xuất xứ, diesel sinh học, chế phẩm AM

GIỚI THIỆU

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, các vấn đề ô nhiễm & môi trường toàn cầu đang ngày một ra tăng, nhiều nỗ lực đang tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra những năng lượng mới, tái tạo, sạch hơn và bền vững hơn để dần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng bị cạn kiệt, trong đó dầu diesel sinh học là một phương án rất hiện thực và tiềm năng. Những năm gần đây, nhiều nước đã đưa ra chiến lược quốc gia về phát triển và sử dụng nhiên liệu sinh học, trong đó đã đề cập chi tiết lộ trình sử dụng Etanol sinh học với tỷ lệ trộn khác nhau (E5, E10, E20, E30…) và Diesel sinh học với tỷ lệ trộn B5, B10, B20, B30…khác nhau. Tại Việt Nam, theo Quyết định số 177/2007/QĐ/TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình nhiên liệu sinh học quốc gia với tầm nhìn tới năm 2025, trong đó đã đặt mục tiêu là tới năm 2010 đáp ứng được 8% nhu cầu sử dụng xăng dầu bằng E5 & B5 (100 nghìn tấn E5 & 50 nghìn tấn B5), đến năm 2015, đáp ứng được 20% nhu cầu bằng E5 & B5 và tới năm 2025 thì đáp ứng được 100% nhu cầu sử dụng xăng dầu bằng E5 & B5 trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 266-276)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]