Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trương Quang Chinh, Phan Lương Ngọc
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam
Tóm tắt
Rừng trồng ở nước ta đã được phát triển mạnh với những loài cây bản địa và cây nhập nội có tốc độ sinh trưởng nhanh. Nguyên liệu gỗ rừng trồng đang dần thay thế gỗ rừng tự nhiên trong công nghiệp chế biến gỗ. Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ rừng trồng, đề tài đã tiến hành nghiên cứu đánh giá độ bền tự nhiên của 17 loại gỗ rừng trồng chủ yếu đối với côn trùng và nấm trong điều kiện phòng thí nghiệm, môi trường tự nhiên và đã xếp 17 loại gỗ rừng trồng thành 3 nhóm có độ bền tự nhiên ở các mức khá, trung bình và kém. Kết quả nghiên cứu là căn cứ rất quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu tiếp theo để xây dựng công nghệ xử lý bảo quản phù hợp cho mỗi loại gỗ và theo các mục đích sử dụng khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ rừng trồng.
Từ khoá: Độ bền tự nhiên, gỗ rừng trồng
Mở đầu
Tại Việt Nam trong những thập niên trước đây, dưới sức ép của sự gia tăng dân số và nhiều nguyên nhân khác đã làm cho rừng tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng về diện tích và trữ lượng, không đảm bảo được vai trò cung cấp tài nguyên lâm sản và điều hoà môi trường. Để khắc phục tình trạng này, công tác trồng rừng đã được quan tâm phát triển trên quy mô toàn quốc. Những loài cây bản địa và cây nhập nội có tốc độ sinh trưởng nhanh được ưu tiên gây trồng với diện tích lớn bao gồm: các loài bạch đàn, keo, thông, mỡ, bồ đề, tràm. .. Với tiềm năng về trữ lượng ngày càng gia tăng, gỗ khai thác từ rừng trồng đang dần thay thế một phần gỗ rừng tự nhiên đáp ứng các nhu cầu sử dụng.
Đặc điểm chung của gỗ rừng trồng là kích thước nhỏ và khối lượng thể tích thấp, chỉ phù hợp làm nguyên liệu cho sản xuất ván nhân tạo. Do bản chất cấu tạo và thành phần hoá học của từng loại gỗ rừng trồng cũng dẫn đến nhiều nhược điểm cần phải nghiên cứu khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ. Phần lớn các loài cây gỗ mọc nhanh có độ bền tự nhiên thấp, dễ bị côn trùng và nấm phá hoại. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu đánh giá độ bền tự nhiên của một số loại gỗ rừng trồng chủ yếu với côn trùng và nấm gây hại lâm sản. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học quan trọng để lựa chọn loại thuốc và các giải pháp công nghệ bảo quản phù hợp cho từng đối tượng gỗ khi sử dụng trong các điều kiện môi trường khác nhau.
Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã tiến hành xác định độ bền của 17 loại gỗ rừng trồng, bao gồm:
1. Bồ đềStyraxtonkinensis ( Pierre) Craib ex Hardw
2. Bạch đàn trắngEucalyptus camaldulensis Dehnh
3. Bạch đàn đỏEucalyptus robusta Smith
4. Bạch đàn UrophyllaEucalyptusurophylla
5. Cao suHevea brasilensis Muell Arg (Wild. ex Juss.)
6. Keo giậuLeucaena leucocephala (Lamk.) De Wit
7. Keo lá tràmAcacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth
8. Keo lá bạcAcacia aulococarpa
9. Keo laiAcacia mangium x A. auriculiformis
10. Keo lưỡi liềmAcacia confusa Merr
11. Keo tai tượngAcacia mangium Wild.
12. MỡManglietia conifera Dandy
13. Phi laoCasuarina equisetifoliaForst & Forst.f.
14. Thông ba láPinuskesiya Royle ex Gord.
15. Trám trắngCanarium album (Lour) Raeusch
16. Xà cừKhaya senegalensis (Desr.) A.juss
17. Tràm cừ Melaleuca leucadendra L.Kuntze
vĐánh giá độ bền tự nhiên của gỗ rừng trồng với côn trùng trong điều kiện phòng thí nghiệm: Đối tượng côn trùng hại lâm sản tiêu biểu được lựa chọn trong thử nghiệm là loài mối nhà Coptotermes formosanus Shiraki.
Mẫu các loại gỗ có kích thước 1x3x15cm, kích thước lớn nhất song song với thớ gỗ. Mẫu được đặt trong môi trường có mối đang hoạt động mạnh với thời gian 01 tháng. Độ bền tự nhiên của gỗ được đánh giá dựa trên mức độ xâm hại của mối trên các mẫu gỗ bằng các chỉ tiêu:
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN THÚC PHÂN KHOÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG KEO LAI
- Một số đặc điểm sinh thái của cây Chò chỉ (Parashorea chinensis H. Wang) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thượng Tiến, Kim Bôi, Hoà Bình
- Tuyển Chọn các dòng bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao
- Nghiên cứu xác định đặc điểm cây gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai ở Đông Hà Quảng trị
- Nghiên cứu thăm dò khả năng sử dụng mùn cưa tre để tạo cốt cho một số khay, đĩa sơn mài xuất khẩu bằng công nghệ ép định hình