Phạm Đức Tuấn
Cục Lâm nghiệp
Nguyễn Quốc Tuấn
Trường Đại học Lâm nghiệp
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trám trắng (Canarium album Raeusch) là một loài cây đa tác dụng, nên được chú ý gây trồng nhiều, kể cả trồng phân tán và trồng rừng tập trung để cung cấp gỗ nguyên liệu và thực phẩm.Một trong những đặc tính sinh học của loài Trám trắng mọc tự nhiên từ hạt là có rễ cọc đơn trục, đâm thẳng, phát triển rất sâu, rễ bàng phát triển rất muộn và số lượng ít. Bộ rễ như vậy thường tạo ra thân cây cao to, thẳng đứng và tán lá gọn.
Trong vườn ươm, gieo hạt Trám trắng nếu không có tác động gì sẽ được cây con chỉ có một rễ cọc dài, rất ít rễ bàng (hình 1) nên không thể trồng bằng cây con rễ trần, thậm chí trong thực tế sản xuất dùng cây có bầu cũng khó vận chuyển dài ngày và cây trồng dễ chết. Đây là một trong những cản trở cho phát triển diện tích Trám trắng và là một trong những nguyên nhân trồng rừng thường đạt tỷ lệ sống thấp. Điều này đòi hỏi phải có giải pháp để cải thiện hệ rễ cây Trám con, góp phần nâng cao chất lượng cây con cho trồng rừng.
Mặt khác, trong thực tế có hiện tượng ở một số loài cây gỗ là: Nếu rễ cọc bị đứt khi còn non sẽ hình thành bộ rễ cọc chùm và hệ rễ bàng mọc nhiều, rễ cọc đứt càng sớm thì xu thế này càng mạnh. Trường hợp này sẽ tạo ra cây phân cành sớm, tán xòe rộng, rễ bàng mở rộng tới giới hạn gấp 1,5 – 2 lần bóng chiếu thẳng đứng của tán lá nên rất thuận lợi cho xới xáo, bón phân. Đây là đặc điểm của một số loài cây thân gỗ mà cây Trám trắng là một trường hợp điển hình.
Lợi dụng đặc điểm này có thể tác động vào phần rễ khi còn non để tạo ra một hệ rễ phát triển theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Bài viết, nêu kết quả nghiên cứu biện pháp tác động cải thiện hệ rễ cây Trám trắng thời kỳ rễ mầm của hạt Trám trắng gieo ươm và ảnh hưởng của nó đến việc hình thành hệ rễ, sinh trưởng của cây con ở vườn ươm và tỷ lệ sống của cây con sau khi trồng rừng.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Bản chất kinh tế của sản xuất lâm nghiệp và tính tất yếu khách quan của quá trình tích tụ ruộng đất
- Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình trồng cây Sa nhân tím tại huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên
- Kết quả nghiên cứu khả năng phòng cháy của một số loài cây có thể sử dụng tạo băng ngăn lửa tại Bình Định
- Bước đầu nghiên cứu một số nguyên nhân gãy ngang thân Keo lai ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên, Tuyên Quang
- Phân hạng đất cấp vĩ mô cho trồng rừng Keo tai tượng (Acacia mangium) ở vùng Trung tâm