Nguyễn Quang Khải, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Bá Văn, Nguyễn Văn Thịnh
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tóm tắt
Sở là loài cây đa tác dụng, ngoài việc cho các sản phẩm từ quả và lấy hạt để ép dầu, Sở còn là loài cây có tác dụng phong hộ rất tốt. Kết quả điều tra thực trạng gây trồng và phát triển Sở ở các tỉnh miền Bắc nước ta cho thấy diện tích trồng Sở đã bị giảm sút đáng kể trong những năm qua. Việc gây trồng và phát triển cây Sở chủ yếu theo kinh nghiệm nhân dân, chưa có hệ thống các biện pháp kỹ thuật phù hợp. Do đó năng suất Sở ở nhiều địa phương chỉ đạt được 1.6 – 2.0 tấn hạt/ha/năm. Sở là loài cây sinh trưởng chậm nhưng có khả năng trồng được ở nhiều dạng lập địa khác nhau. Ngoài ra Sở cũng là loài cây có khả năng tái sinh hạt và chồi rất mạnh. Đó là những đặc điểm có thể lợi dụng để kinh doanh rừng Sở theo nhiều mục đích khác nhau.
Từ khoá: Thực trạng cây Sở miền Bắc
Mở đầu
Cây Sở (Camellia sp), thuộc chi Camellia, họ chè (Theaceae), là loài cây nguyên sản của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu á như: Việt Nam, ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, … Sở gồm các loài như Camellia sasanqua, C. oleifera và có nhiều dạng như Sở lê (lựu), Sở chè, Sở cam, Sở quýt. Sở là loài cây đa tác dụng, hạt Sở được dùng để ép dầu, một loại dầu thực vật có giá trị kinh tế cao, sau khi được tinh chế dầu Sở có thành phần axit béo tương đương với dầu ô Liu. Bã Sở (còn gọi là khô Sở) và vỏ quả được dùng triết dầu thô để sản xuất xà phòng hoặc tách bỏ độc tố có thể làm thức ăn giàu đạm cho gia súc. Khô Sở còn được dùng làm thuốc trừ sâu, khử trùng rất tốt cho các ao, hồ nuôi thuỷ sản hay đem nghiền nhỏ có thể dùng làm phân bón, … Ngoài ra cây Sở còn có vai trò phòng hộ rất tốt. Tuy nhiên do đầu ra của loài cây này còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc chế biến và thị trường tiêu thụ dầu Sở nên trên thực tế hiện tại rất ít hộ dân quan tâm đến việc phát triển loài cây này. Diện tích trồng Sở ở các tỉnh miền Bắc nhìn chung đã và đang giảm đi đáng kể. Do đó việc điều tra để đánh giá thực trạng rừng Sở từ đó đề ra biện pháp phát triển loài cây này theo hướng công nghiệp là rất cần thiết.
Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu
Xác định được thực trạng trồng cây Sở ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam nhằm đề xuất các biện pháp thích hợp để phát triển loài cây này.
Nội dung: Điều tra thực trạng về cây Sở ở các tỉnh miền Bắc theo các nội dung sau:
- Diện tích trồng Sở
- Kỹ thuật gây trồng Sở
- Tình hình sinh trưởng, phát triển của Sở
- Khả năng tái sinh của Sở
- Năng suất của rừng Sở
Phương pháp
- Kế thừa các tài liệu đã có liên quan đến các nội dung nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập các thông tin có liên quan đến các nội dung cần điều tra
- Sử dụng phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình để thu thập số liệu về sinh trưởng, tái sinh, năng suất của Sở
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết quả nghiên cứu tỉa thưa rừng đước trồng phục vụ nông-lâm-ngư kết hợp tại Cà Mau (Rhizophora apiculata)
- Tiêu chí xã hội trong quản lý rừng bền vững ở Tây Nguyên
- Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ trên đất cát ven biển dự án 661
- Sáu loài tre quả thịt (Melocalamus) mới của Việt Nam
- Thị trường xuất khẩu đồ gỗ và nguyên liệu gỗ của Việt Nam