Chủ nhiệm đề tài:Phạm Đình Tam
Cộng tác viên:Trần Đức Mạnh
Nguyễn Bá Triệu
Phạm Đình Sâm
Trung Tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Mở đầu:
Trám trắng (Canarium album Raeusch) là cây gỗ lớn bản địa, đa mục đích, có giá trị kinh tế cao được nhân dân ta ưa chuộng. Ngoài hai giá trị thông dụng là cho gỗ để dùng làm nguyên liệu gỗ dán, đóng đồ thông thường, dùng trong xây dựng nhà cửa và cho nhựa để dùng trong công nghệ chế biến xà phòng, nước hoa, sơn tổng hợp, làm chất cách điện và xi đánh giày. Cây trám còn có giá trị đặc biệt là cho quả để chế biến ô mai, làm thực phẩm, làm thuốc chữa ho, giải rượu và giải độc. Hiện nay quả trám được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong nước và xuất bán sang Trung Quốc. Theo điều tra sơ bộ của nhóm đề tài thì một số hộ dân ở vùng Hoà Bình, Hà Tây và các tỉnh vùng núi phía Bắc đã có ý thức bảo vệ những cây Trám tự nhiên còn sót lại trong rừng, trong các vườn hộ và coi đó là nguồn thu hàng năm rất có hiệu quả. Mỗi cây Trám có đường kính ngang ngực từ 30 cm trở lên có thể thu 100 kg — 300 kg quả/ mùa và với giá tại chỗ từ 3.000 đồng – 4.000 đồng/kg thì mỗi cây cũng có thể cho từ 300.000 đồng – 1 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, hiện nay cây trám còn lại trong rừng tự nhiên rất ít, rừng trồng bằng hạt cũng phải 8-9 năm mới cho thu hoạch quả. Do vậy, trong thời gian qua Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp đã đi sâu nghiên cứu phương pháp nhân giống sinh dưỡng cây trám trắng để tạo giống cho trồng rừng phục vụ mục tiêu lấy quả. Đây là một nội dung chính của đề tài cấp Bộ: „Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng trám trắng với mục đích lấy gỗ và lấy quả (1999-2004)”.
Trong bài này chúng tôi sẽ trình bày kết quả nghiên cứu ghép trám và xây dựng mô hình trồng rừng trám ghép.
I/ Mục tiêu, nội dung và phương phápnghiên cứu
1.1. Mục tiêu của đề tài
·Tạo được mô hình trình diễn trồng Trám trắng cho quả nhanh.
·Tạo cơ sở cho việc xây dựng quy trình trồng rừng Trám trắng bằng cây ghép phục vụ mục tiêu lấy quả.
1.2. Nội dung
- Tuyển chon cây mẹ lấy giống.
·Thử nghiệm kỹ thuật ghép Trám.
·Xây dựng mô hình trồng rừng Trám với mục đích lấy quả.
·Xây dựnghướng dẫn kỹ thuật trồng rừng Trám lấy quả.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp tiếp cận của đề tài(Sơ đồ hướng đi của đề tài)
1.3.2. Phương pháp cụ thể
·Phương pháp tuyển chọn cây mẹ lấy giống:
Việc tuyển chọn cây mẹ lấy gống chủ yếu phục vụ cho mục tiêu nhân giống sinh dưỡng, do đó phương pháp được áp dụng căn cứ vào quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống (QPN 15-93) của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Phương pháp cụ thể được áp dụng là phương pháp chuyên gia kết hợp phân tích trong phòng.
·Phương pháp nhân giống sinh dưỡng:
Về nhân giống sinh dưỡng đối với cây Trám trắng chủ yếu là phục vụ cho việc xây dựng mô hình nhằm mục tiêu lấy quả, vì vậy trong đề tài chỉ bố trí các thí nghiệm về phương pháp ghép. Cụ thể như sau:
– Về nội dung: thí nghiệm 2 nội dung chính là thời vụ ghép và phương pháp ghép.
– Bố trí thí nghiệm: Thời vụ ghép: bố trí 1 năm 3 vụ ghép, mỗi vụ ghép 2 – 3 đợt, mỗi đợt tối thiểu phải 30 gốc ghép, bố trí lặp lại 3 năm liền; Phương pháp ghép: bố trí 3 phương pháp chính là ghép nêm, ghép áp và ghép mắt. Thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 vụ trong một năm, số cá thể cũng phải lớn hơn 30. Sau năm đầu phương pháp nào không có triển vọng thì loại bỏ, còn lại tiếp tục thử nghiệm tiếp trong 2 năm sau.
– Các yếu tố khác được tạo đồng đều, ví dụ: gốc ghép bằng nhau, cành ghép giống nhau, bầu giống nhau và các chế độ chăm sóc như nhau.
– Số liệu sinh trưởng được thu thập 1 năm 1 lần, số lượng cây theo dõi là đo toàn bộ các cây có trong công thức, chỉ tiêu đo đếm gồm: đường kính gốc, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành (nếu có), đường kính tán.
- Xây dựng mô hình:
– Mô hình được bố trí với diện tích đủ lớn (tối thiểu là 01 ha/MH)
– Bố trí trên 2-3 địa điểm khác nhau trong vùng phân bố Trám trắng để so sánh và đánh giá phục vụ cho việc chuyển giao nhân rộng sau này.
·ứng dụng phương pháp thống kê toán học và sử dụng các phần mềm thông dụng để xử lý và phân tích số liệu.
II./ Kết quả và thảo luận
2.1. Điều tra tuyển chọn cây mẹ
Kết quả nghiên cứu về hạt giống một số xuất xứ trong nước khác nhau của đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng Trám trắng” của Viện Khoa học Lâm nghiệp 1995 – 1999 cho thấy Trám trắng phân bố tại vùng Hòa Bình, có chất lượng hạt giống tốt nhất, ở giai đoạn vườn ươm cây con sinh trưởng khỏe mạnh và vượt trội so với các vùng khác. (Phạm Đình Tam, 2000, Báo cáo tổng kết đề tài). Vì vậy, cây con phục vụ cho mô hình trồng rừng lấy quả được lấy từ xuất xứ Hòa Bình. Trong khuôn khổ đề tài này việc tuyển chọn cây mẹ lấy giống chỉ phục vụ cho việc xây dựng mô hình trồng cây lấy quả.
Hiện nay chưa có tài liệu nào nói rằng Trám có cây cái cây đực, nhưng qua điều tra tại rừng Trám trồng 16 tuổi ở Lạc Thủy, Hòa Bình cho thấy tỷ lệ cây ra hoa kết quả chỉ đạt 50% (10 tuổi Trám đã ra hoa kết quả). Do vậy, trong quá trình tuyển chọn cây mẹ lấy giống (chủ yếu là lấy cành ghép) đề tài phải quy định hết sức chặt chẽ. Ngoài các tiêu chuẩn chọn cây mẹ phục vụ cho trồng rừng lấy quả được quy định trong quy phạm QPN 16-93 của Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề tài có quy định thêm 2 tiêu chuẩn:
– Cây mẹ phải có quả ít nhất 3 năm liên tục (gần với thời điểm điều tra).
– Giá bán quả phục vụ cho chế biến thực phẩm không thấp hơn thị trồng tại vùng đó.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn được ghi trong quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống (QPN16-93), với phương pháp điều tra kết hợp phỏng vấn chủ rừng, đề tài đã chọn được 90 cây dự tuyển chủ yếu là ở Hòa Bình và một số vùng lân cận mà người dân có kinh doanh cây Trám để lấy quả như Cúc Phương – Ninh Bình và Ba Vì – Hà Tây. Công việc dự tuyển được tiến hành từ cuối năm 1999 (mùa quả chín).
Sau đó đề tài đã tiếp tục theo dõi thêm 2 năm (2000-2001) với các chỉ tiêu đã ghi trong quy phạm kết hợp với các chỉ tiêu của đề tài đã đưa ra, cuối cùng đã chọn được 20 cây mẹ để lấy vật liệu phục vụ nhân giống sinh dưỡng.Đề tài đã lập lý lịch cho các cây mẹ, tiến hành hợp đồng với các chủ hộ để bảo vệ và lấy vật liệu để ghép. Số cây mẹ lấy giống được thống kê và mô tả ở biểu 01 dưới đây:
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Quy trình kỹ thuật trồng rừng Trám đen
- Quy trình kỹ thuật trồng rừng phi lao
- Bệnh cháy lá, khô ngọn Bạch đàn ở vườn ươm và rừng trồng do nấm Cylindrocldium quinqueseptatum Boedijn & Reitsma
- Một số biện pháp phòng trừ, quản lý bệnh hại keo tai tượng ở lâm trường Đạ tẻ – Lâm Đồng
- Bệnh khô lá thông và một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của bệnh