Chủ nhiệm đề tài:Phạm Đình Tam
Cộng tác viên chính:
Trần Lâm Đồng, Nguyễn Sỹ Đương
Viện KHLN Việt Nam
I.mở đầu
Trám trắng (Canarium album Raeusch) là cây gỗ bản địa có chiều cao từ 20 – 30m, đường kính ngang ngực đạt 50 – 70m, thân tròn thẳng, tán rộng và lá xanh quanh năm. Trám trắng là cây đa mục đích được nhân dân ta ưa chuộng.
Gỗ Trám trắng mềm, nhẹ thớ mịn, dễ bóc thường được dùng làm nguyên liệu gỗ dán, đóng đồ thông thường, dùng trong xây dựng nhà cửa.
Nhựa Trám dùng trong công nghệ chế biến xà phòng, nước hoa, sơn tổng hợp, làm chất cách điện. Quả Trám ăn được, có thể dùng để chế biến ô mai, làm thực phẩm, làm thuốc chữa ho và giải độc.
Cây Trám trắng đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu từ những năm đầu thế kỷ 20. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: phân loại; chế biến và khai thác quả, nhựa; kỹ thuật gây trồng. Tuy nhiên cho đến nay các kết quả nghiên cứu về hệ thống kỹ thuật Lâm sinh để gây trồng và phát triển vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là lựa chọn phương thức trồng, biện pháp xử lý thực bì và chọn cây phù trợ,… từ đó các mô hình trồng rừng Trám trắng trên thực địa không mấy thành công. Trong khi đó Trám trắng là một trong những cây đa mục đích được nhân dân ưa chuộng, không những các cơ sở sản xuất chế biến gỗ có nhu cầu sử dụng gỗ Trám mà các địa phương cũng mong muốn phát triển trồng rừng Trám trắng.
Với lẽ đó, Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phê duyệt đề tài: “Nghiên cứu trồng rừng Trám trắng (Canarium album Raeusch) làm nguyên liệu gỗ dán”. Đề tài do Viện Khoa Học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện từ 1995 đến 1999 và đã được Hội Đồng khoa học đánh giá là thành công.
II.Mục tiêu, nội dung và Phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
– Xác định được cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp lâm sinh phù hợp gây trồng và phát triển cây Trám trắng.
– Đề xuất được biện pháp kỹ thuật sinh để trồng rừng trám trắng phục vụ mục tiêu cung cấp gỗ cho công nghiệp dán lạng.
– Góp phần làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình, quy phạm trồng rừng Trám trắng
2.2. Nội dung nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh.
– Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
– Xây dựng quy phạm kỹ thuật.
2.3.Phương pháp nghiên cứu
ứng dụng phương pháp nghiên cứu sinh thái thực nghiệm để điều tra thu thập số liệu ngoại ngiệp và điều tra bổ sung các đặc điểm lâm học của Trám trắng. ứng dụng phương pháp đồng ruộng để bố trí các thí nghiệm về các kỹ thuật trồng tại hiện trường.
Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp thống kê, các công thức được lặp lại 3 lần. Tính toán và xử lý số liệu dựa vào phương pháp thống kê và cácphần mềm vi tính thông dụng hiện nay.
2.4.Vật liệu nghiên cứu
Hiện trường nghiên cứu của đề tài được tiến hành tại 3 điểm: Cầu Hai (Phú Thọ), Bình Thanh (Hoà Bình) và Kỳ Sơn (Hoà Bình).
III.Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1.Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh
3.1.1.Điều tra yêu cầu và tiêu chuẩn gỗ nguyên liệu
Thông qua điều tra, khảo sát một số cơ sở sản xuất gỗ dán ở trong nước và thí nghiệm bóc thử gỗ Trám lấy từ rừng trồng 20 tuổi ở Lạc Thuỷ, Hoà Bình, đề tài đã tổng hợp được bảng tiêu chuẩn về nguyên liệu gỗ dán gồm chủng loại, quy cách gỗ tròn, quy cách gỗ thành khí và 15 tiêu chuẩn về chất lượng từ đó giúp cho việc định hướng kỹ thuật lâm sinh để tạo ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu nguyên liệu. Đề tài cũng đã khẳng định được gỗ Trám trắng lấy từ rừng trồng thoả mãn được các tiêu chuẩn nguyên liệu gỗ dán, tỷ lệ thành khí ván bóc đạt 61,2% trong đó ván mặt chiếm 73,8%. Kết quả này cho thấy gỗ Trám trắng dùng làm nguyên liệu gỗ dán hơn hẳn các loài cây bản địa khác.
3.1.2Tổng kết đánh giá các mô hình trồng Trám đã có
Đề tài đã tiến hành tổng hợp, phân tích 25 báo cáo khoa học có liên quan đến cây Trám trắng của các tác giả trong nước, khảo sát đánh giá 10 mô hình trồng Trám từ 2 đến16 tuổi tại một số tỉnh phía Bắc và rút ra được một số nhận xét như sau:
– Cây Trám trắng đã được nghiên cứu từ nhiều năm ở 3 lĩnh vực chính: khai thác chế biến nhựa, tìm hiểu về đặc tính sinh vât học và kỹ thuật gây trồng. Hai lĩnh vực đầu được coi là thành công, riêng lĩnh vưc thứ 3 còn nhiều hạn chế, các công trình nghiên cứu chưa nhiều, thiếu hệ thống và chưa đề xuất được kỹ thuật đảm bảo chắc chắn cho viếc trồng rừng thành công, do vậy mà còn thiếu mô hình chứng minh trên thực địa.
– Trong sản xuất cũng có nhiều địa phương gây trồng hàng trăm ha với nhiều phương thức khác nhau như ở: Hoà Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, nhưng đa số rừng Trám trồng đều bị thất bại sau 3-4 năm đầu, số còn lại cũng sinh trưởng kém. Nguyên nhân là chưa nắm vững các đặc tính quan trọng của cây Trám trắng nên việc chọn phương thức trồng, chọn cây phù trợ và quá trình chăm sóc điều tiết thực bì chưa hợp lý.
3.1.3Nghiên cứu bổ sung đặc điểm lâm học cơ bản của trám trắng
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm lâm học cơ bản cua Trám trắng bao gồm: Phân bố, lập địa, tái sinh, chế độ ánh sáng của Trám trắng giai đoạn vườn ươm. Kết quả đã cho thấy:
– Trám trắng là cây phân bố rộng ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và thường gặp trong rừng thứ sinh trên đất còn nguyên trạng. Trám có mặt ở những vùng có độ cao từ 10m (Bà Rịa-Vũng Tàu, Tân Phú – Đồng Nai) đến 1000m (Tủa Chùa – Lai Châu).
– Đất đai vùng Trám trắng phân bố hầu hết là tầng đất dày trên 0,5m, độ chua pH(KCl) biến động từ 3,4 – 5,7, lượng P2O5 hầu hết dưới 5mg/100g đất, mùn biến động từ 2 – 4,7%. Điều này chứng tỏ Trám trắng có khả năng chịu được đất chua đến ít chua, lân hơi nghèo nhưng mùn phảI khá và tầng đất sâu.
– Trám trắng có khả năng tái sinh tự nhiên mạnh cả hạt và chồi.
– Mức độ che sáng khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm (1 – 2 năm tuổi), mức độ che ánh sáng 25 -50% cây con sinh trưởng tốt nhất.
3.2.Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
Qua điều tra khảo sát các mô hình thí nghiệm của các đề tài trồng Trám trước đây và các mô hình trồng rừng trong sản xuất, đề tài đã rút ra một số vấn đề tồn tại hiện nay trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để tạo các lâm phần Trám có sản lương tập trung. Mặt khác đề tài tập trung giải quyết một số vấn đề then chốt là:
– Chọn phương thức trồng
– Chọn cây phù trợ
– Phương thức hỗn giao
Đề tài đã tiến hành bố trí thí nghiệm tại xóm Lòn xã Bình Thanh, Thôn 3 xã Mông Hoá, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình và tại Trung tâm Cầu Hai xã Chân Mộng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
3.2.1Kết quả nghiên cứu phương thức trồng
Bố trí thí nghiệm
* Công thức 1 (trồng toàn diện có cây phù trợ): phát trắng thực bì, dọn sạch sau đó thiết kế trồng rừng. Mật độ trồng 1600 cây/ha (3 x 2m), trong đó Trám trắng 800 cây/ha, Keo tai tượng 800 cây/ha. Trám và Keo trồng cùng một lúc, hỗn giao theo hàng, giữa các hàng cây gieo một hàng cốt khí.
* Công thức 2 (trồng trong rạch): Hạ chiều cao của rừng xuống dưới 5m, mở các rạch song song, rạch rộng 3m, tâm rạch cách đều nhau 8m. Trên rạch phát dọn sạch thực bì và trồng một hàng Trám ở giữa cây cách cây 2m.
* Công thức 3 (trồng đối chứng — thuần loại không có cây che phủ): phát trắng thực bì dọn sạch sau đó thiết kế trồng rừng. Mật độ trồng rừng 1600 cây/ha (Trám thuần loài), không trồng cây che phủ đất.
Thí nghiệm được bố trí tại Bình Thanh (Hoà Bình) năm 1996 trên đối tượng rừng phục hồi. Tại Cầu Hai (Phú Thọ) năm 1996 sau rừng Mỡ khai thác trắng. Qua biểu 1 cho thấy ở cả 3 điểm thí nghiệm, ở giai đoạn nhỏ (1 tuổi) sinh trưởng về đường kính và chiều cao Trám trắng chưa có khác nhau, nhưng từ tuổi 2 trở đi sự khác nhau ở các công thức rõ rệt hơn và công thưc trồng toàn diện có cây phù trợ có khả năng sinh trưởng đường kính và chiều cao tốt nhất. Chúng ta đã khảo sát các thí nghiệm tại Bình Thanh-Hoà Bình cho thấy mô hình có tuổi lớn nhất (4 tuổi) có thể thấy về đường kính gốc ở 12 tháng tuổi trong 3 công thức chưa có gì khác, nhưng sau đó thì công thức có cây phù trợ đã vượt lên hẳn. Còn lại hai công thức trồng trong rạch và đối chứng thì đến năm thứ tư vẫn chưa có sai khác. Về chiều cao thì hai năm đầu cả 3 công thức đều chưa có gì sai khác, nhưng đến 24 tháng trở đi 3 công thức đã bắt đầu phân hóa. Công thức có cây phù trợ có đường kính và chiều cao lớn nhất (biểu 2).
Biểu 1. Sinh trưởng đường kính và chiều cao Trám trắng trồng trong các công thức thí nghiệm tại 3 địa điểm (lần đo tháng 11 năm 1999)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Kết quả đề tài-"xây dựng mô hình trồng rừng trám trắng (Canarium album Raeusch) bằng cây ghép phục vụ mục tiêu lấy quả (1999-2004)"
- Quy trình kỹ thuật trồng rừng Trám đen
- Quy trình kỹ thuật trồng rừng phi lao
- Bệnh cháy lá, khô ngọn Bạch đàn ở vườn ươm và rừng trồng do nấm Cylindrocldium quinqueseptatum Boedijn & Reitsma
- Một số biện pháp phòng trừ, quản lý bệnh hại keo tai tượng ở lâm trường Đạ tẻ – Lâm Đồng